Các phương pháp dịch thuật

  1. Dịch ngược (Back translation):

Một bản dịch ngược sẽ giúp nhà tư vấn dịch thuật xác định xem liệu ý nghĩa ban đầu có được lưu giữ trong ngôn ngữ đích hay không.

VD: Bản dịch ngược của câu tục ngữ của người Cheyenne sẽ là:

Đừng chạy đua về độ điên cuồng, cố gắng dừng ngựa lại, cố gắng đứng ở vị trí cuối về độ điên khùng!

Bản dịch đặc ngữ (Idiomatic translation) của câu tục ngữ của người Cheyenne sẽ là:

Đừng sống một cách ngu ngốc. Hãy sống chậm lại. Đừng sống một cuộc sống vội vàng.

  1. Tương đương tự nhiên gần nhất:

Đây là một hình thức dịch đặc ngữ. Quá trình này đảm bảo rằng bản dịch trung thành với ý nghĩa mà người viết ban đầu muốn truyền tải.

  1. Dịch nhóm:

Bản dịch do một nhóm dịch giả đưa ra, thay vì một cá nhân.

Dịch nhóm có những lợi thế đặc trưng, đặc biệt là trong việc tăng độ chính xác của bản dịch nhờ quá trình kiểm tra và điều chỉnh lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm dịch.

  1. Dịch ngôn ngữ thông thường (Common language translation – CLT):

Bản dịch ngôn ngữ thông thường là một phiên bản của văn bản gốc nhưng được diễn đạt bằng ngôn ngữ “đơn giản” của một người nói có trình độ trung bình. Phương pháp dịch này tuân thủ theo cách tiếp cận dịch đặc ngữ.

Từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp được lựa chọn một cách thận trọng để đảm bảo rằng chúng vốn thông dụng đối với những người nói có trình độ bình thường.

  1. Dịch động (Dynamic translation):

Ta gọi một bản dịch là bản dịch động khi muốn nói rằng ý nghĩa ban đầu của văn bản đã được truyền tải trong bản dịch một cách tự nhiên cũng như chính xác.

Một bản dịch động (đặc ngữ) rất chú trọng tới tính chất tự nhiên của ngôn ngữ đích. Một bản dịch động cố gắng diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ của một người nói thành thạo ngôn ngữ trung bình.

  1. Dịch nguyên văn cơ bản:

Các dịch giả gọi phương pháp này là dịch “nguyên văn về cơ bản”, trong đó bản dịch cố gắng hết sức để nắm bắt được cách dùng từ chính xác của văn bản gốc và phong cách cá nhân của từng người viết.

Trọng tâm của phương pháp này nằm ở sự tương đương “từ-với-từ”, những khác biệt về ngữ pháp, cú pháp và thành ngữ giữa tiếng Anh đang được sử dụng và các ngôn ngữ gốc.

Phương pháp này cố gắng không che khuất hoàn toàn văn bản gốc, giúp người đọc nhìn thấy một cách trực tiếp nhất có thể cấu trúc và ý nghĩa của văn bản gốc.

  1. Dịch tương đương hình thức (Formal equivalence – FE):

Thuật ngữ này đề cập tới một cách tiếp cận trong dịch thuật trong đó người dịch cố gắng giữ lại càng nhiều càng tốt hình thức ngôn ngữ của bản gốc trong bản dịch, dù đó có phải là cách tự nhiên nhất để thể hiện ý nghĩa gốc hay không. Giống như dịch tương đương mẫu (Form-equivalent translation).

  1. Dịch tương đương mẫu (Form-equivalent translation):

Trong cách dịch này, người dịch chọn một số lượng có giới hạn các ý nghĩa để gán cho từng từ.

Người dịch bổ sung thêm các từ cần có trong câu, nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự sắp xếp các từ và ngữ pháp đặc trưng của ngôn ngữ gốc. Bản dịch theo ngôn ngữ này thường được coi là chính xác.

Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi có thể dẫn tới những câu kỳ lạ, gây hiểu lầm, khó hiểu, thậm chí là hài hước.

  1. Dịch tự do:

Một bản dịch tự do là bản dịch lưu giữ ý nghĩa của văn bản gốc nhưng sử dụng những hình thức tự nhiên của ngôn ngữ đích, bao gồm thứ tự từ thông thường và cú pháp, để bản dịch có thể được hiểu một cách tự nhiên.

Dịch tự do là một dạng dịch đặc ngữ.

  1. Dịch trước (Front translation):

Một bản dịch trước được thiết kế nhằm hỗ trợ cho người dịch bản ngữ. Bản dịch được chuẩn bị bởi một cố vấn viên cho một dự án dịch cụ thể nào đó cho người dịch bản ngữ dưới sự giám sát của cố vấn.

Người cố vấn tạo ra một bản dịch trước với mục đích khiến cho ý nghĩa của văn bản gốc trở nên rõ ràng và dễ hiểu nhất có thể cho người dịch là người bản ngữ với trình độ tiếng Anh (hoặc một thứ tiếng nào khác, như tiếng Tây Ban Nha, Pháp hay Indonesia) hạn chế, có thể sử dụng được.

Người cố vấn nghiên cứu một đoạn trong văn bản gốc, sau đó viết ra một bản dịch trước chính xác dựa trên nghiên cứu này. Bản dịch trước có chứa toàn bộ ý nghĩa của bản gốc, trong đó bao gồm những thông tin cụ thể có thể cần được làm rõ trong bản dịch.

  1. Dịch đặc ngữ:

Dịch đặc ngữ là khi ý nghĩa của văn bản gốc được dịch sang các mẫu có khả năng lưu giữ chính xác và tự nhiên nhất ý nghĩa của mẫu gốc. “Đặc ngữ” muốn nói tới sự tồn tại từ trước của bản dịch trong ngôn ngữ thông thường của những người nói trung bình, sử dụng những cách nói tự nhiên và các loại thành ngữ có trong ngôn ngữ đích.

Thuật ngữ dịch đặc ngữ, dịch động và dịch tự do về cơ bản là tương đương với nhau, tương tự như vậy với thuật ngữ phi kỹ thuật “dịch ý-theo-ý”.

  1. Dịch xen dòng:

Một bản dịch xen dòng trình bày từng dòng của văn bản gốc với một dòng ngay bên dưới nó, ghi lại bản dịch nguyên văn theo từng từ bằng ngôn ngữ đích.

Dịch xen dòng rất có ích trong quá trình nghiên cứu kỹ thuật các mẫu câu sử dụng trong văn bản gốc.

  1. Dịch diễn giải (Interpretive translation):

Một bản dịch được coi là bao gồm cả lời “diễn giải” ý nghĩa của văn bản gốc, thay vì chỉ bao gồm “bản dịch” của văn bản đó.

Thuật ngữ “dịch diễn giải”, đối với một số nhà phê bình, về cơ bản sẽ là đồng nghĩa với cách hiểu của họ về một thuật ngữ phức tạp tương tự: diễn giải (paraphrase). Một cách sử dụng logic và chấp nhận được của thuật ngữ này là trong trường hợp khi một người dịch đưa vào bản dịch những thông tin được coi là không liên quan tới nội dung cụ thể của đoạn văn đang được dịch. Những thông tin này, nếu có liên quan tới việc nghiên cứu ý nghĩa ám chỉ của đoạn văn này, sẽ thuộc về một phần khác, chẳng hạn như phần bình luận, thay vì trong chính bản dịch.

  1. Dịch nguyên văn:

Dịch nguyên văn là khi hình thức gốc được giữ lại nhiều nhất có thể, mặc dù những hình thức này không phải là những hình thức tự nhiên nhất để lưu giữ ý nghĩa gốc. Dịch nguyên văn đôi khi được gọi là dịch từ-theo-từ (ngược với dịch ý-theo-ý).

  1. Dịch mượn:

Dịch mượn có nghĩa là mượn phần mang ý nghĩa của từ gốc và dịch trực tiếp những phần này sang ngôn ngữ đích, thay vì dùng một cụm trong ngôn ngữ đích. Phần mang ý nghĩa của từ gốc được dịch trực tiếp sang phần mang ý nghĩa tương đương của ngôn ngữ đích. Đôi khi việc mượn chỉ xảy ra một phần, với một phần thuật ngữ được mượn và một phần khác vẫn giữ nguyên hình thức gốc.

Một từ được tạo ra nhờ dịch mượn còn được gọi là một từ dịch sao phỏng (calque).

  1. Dịch dựa trên ý nghĩa (Meaning-based – MB):

Dịch dựa trên ý nghĩa tập trung hoàn toàn vào nhu cầu dịch sao cho lưu giữ được ý nghĩa.

Bản dịch được chấp nhận không phải lúc nào cũng có thể lưu giữ được hình thức của bản gốc, nhưng phải luôn luôn lưu giữ được ý nghĩa của bản gốc.

  1. Dịch ý-theo-ý:

Trong phương pháp dịch này, ý nghĩa của văn bản gốc được thể hiện bằng các ý nghĩa tương đương.

Dịch ý-theo-ý thường đối nghịch với dịch từ-theo-từ.

  1. Dịch tiếng địa phương:

Dịch sang ngôn ngữ được người dân sử dụng hàng ngày, với đặc trưng về tính địa phương trong ngôn ngữ của họ, trong một ngôn ngữ khác, hoặc trong ngôn ngữ giáo dục hay uy tín xã hội.

  1. Dịch từ-theo-từ:

Một hình thức dịch nguyên văn, trong đó mục tiêu là nối từng từ riêng rẽ của văn bản gốc sao cho càng khớp càng tốt với từng từ riêng rẽ trong ngôn ngữ đích.

Người dịch muốn dịch một từ gốc bằng từ đích tương ứng càng nhiều càng tốt (khái niệm này về kỹ thuật được gọi là đối chiếu – concordance). Ngoài ra, thứ tự của các từ trong ngôn ngữ gốc cũng sẽ được tuân thủ chặt chẽ nhất có thể.

Không có bất kỳ bản dịch tiếng Anh nào, ngoại trừ một số bản dịch xen dòng, được coi là bản dịch từ-theo-từ đích thực cả, nhưng những người ưa chuộng phương pháp dịch này thường cũng ưa chuộng các bản dịch nguyên văn mẫu.


DỊCH TIẾNG sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch thuật công chứng nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Trung, Nhật, Đức, Hàn và nhiều ngôn ngữ khác) chất lượng cao với giá cạnh tranh. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline +84 934 425 988. Tham khảo thêm thông tin tại website: http://www.dichthuattieng.com.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.