Loại câu hỏi “Hãy nói với tôi về …” được rất nhiều nhà tuyển dụng sử dụng. Nó hiệu quả hơn các câu hỏi khác vì nó yêu cầu một câu trả lời đến từ kinh nghiệm. Nếu bạn không có một kinh nghiệm cụ thể nào đó cho một trong số những câu hỏi dạng này, hãy tự nghĩ ra. Bạn nên chuẩn bị từ trước, vì bạn sẽ không thể sáng tạo ra một câu chuyện ngay trong quá trình phỏng vấn được. Như vậy câu chuyện sẽ rất khó tin. Cuối cùng, bạn nên biết rằng một số câu hỏi sẽ không xuất hiện khi phỏng vấn cho một số loại công việc nhất định. Chẳng hạn, nếu vị trí bạn muốn đảm nhiệm không phải là vị trí quản lý, thì có lẽ người phỏng vấn sẽ không hỏi bạn về một lần bạn tiết kiệm tiền cho công ty. Hoặc nếu bạn không làm ở mảng kinh doanh, bạn sẽ không bị hỏi về một lần thực hiện được thương vụ lớn.
Những câu trả lời loại này thường dài vì nó giải thích một kinh nghiệm thực tế. Nếu bạn muốn người phỏng vấn hiểu được tầm quan trọng của câu trả lời của bạn, thì họ sẽ phải hiểu được nó. Do đó, các ví dụ tôi đưa ra sẽ dài hơn những câu hỏi phỏng vấn thông thường. Cuối cùng, có rất nhiều câu trả lời trong số này xuất phát từ kinh nghiệm của chính tôi. Tôi khuyến khích bạn nên nghĩ về những kinh nghiệm của mình trong quá khứ và tạo ra câu trả lời của riêng mình. Tôi đưa ra câu trả lời của bản thân để bạn thấy được cấu trúc của nó và học hỏi từ nó.
“Hãy kể về một lần bạn mắc lỗi.”
Câu trả lời hay nhất cho câu hỏi này sẽ là học hỏi được điều gì đó từ sai lầm. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nghĩ ra một sai lầm mà bạn đã mắc phải để đưa vào câu trả lời của mình sao cho hiệu quả, hãy cố gắng nghĩ về một bài học đã giúp bạn cải thiện một kỹ năng hay tính cách tốt nào đó của bản thân. Mắc sai lầm không phải là điều tốt, nhưng bạn buộc phải đưa ra câu trả lời, do đó hãy kể cho họ một câu chuyện gì đó khiến bạn trở nên sáng giá hơn trong mắt họ. Chẳng hạn, hãy tạo ra một tình huống trong đó bạn học được cách trở thành một người biết lường trước các vấn đề.
Trả lời ngắn gọn
- “I was given a project to complete in a week. I understood the project, but I misinterpreted one section. After completing the project, I was told by my manager that it was done incorrectly. I really made a mistake by assuming incorrectly in one of the sections instead of asking for clarification. I learned not to assume through the mistake I made.” – Tôi đã được giao nhiệm vụ hoàn thành một dự án trong vòng một tuần. Tôi hiểu dự án này, nhưng đã diễn giải sai một mục. Sau khi đã hoàn thành dự án, quản lý đã nói với tôi rằng phần đó tôi đã làm sai. Tôi đã mắc sai lầm khi tự mình hiểu sai một mục thay vì hỏi ý kiến người khác để được giải thích. Tôi đã học được rằng mình không nên làm như vậy nhờ sai lầm mà tôi đã mắc phải.
Trả lời chi tiết
- “I had a project I was working on, and while I was in the middle of typing up my documentation, my computer started acting weird. It froze for a while and so I rebooted. After 10 minutes, the computer showed a blue screen saying that there were problems and recommended that I reboot the computer again. After another reboot, everything appeared to be ok. I continued my work and finished for the day. I spent two days on this assignment and when I went to retrieve my data the next day to double check my work, my computer wouldn’t start up. A technician came and found that my hard drive malfunctioned. I lost all the data and lost two days of work. I was disappointed and thought I would never trust a computer again, but there was a great lesson to be learned. I had a couple of warnings and I ignored them. From then on, I practiced being someone who can anticipate problems. I now think of potential problems ahead of time and pay attention to details along the way. If I applied this sooner, I would have saved the data on another computer and I wouldn’t have lost a couple days of work. But I can’t say I regret making the mistake because it made me someone who can anticipate problems better.” – Tôi đang thực hiện một dự án, và trong khi đang đánh máy tài liệu, máy tính của tôi bắt đầu có phản ứng kỳ lạ. Nó bị treo một lúc, nên tôi quyết định khởi động lại. Sau 10 phút, máy tính hiện ra một màn hình xanh nói rằng đã có vấn đề và khuyến nghị tôi nên khởi động lại máy một lần nữa. Sau khi khởi động lại, mọi thứ có vẻ đã hoạt động bình thường. Tôi tiếp tục làm việc và hoàn thành xong công việc của cả ngày. Tôi đã dành hai ngày để thực hiện công việc này và hôm sau khi tôi lấy dữ liệu để kiểm tra lại phần việc đã làm, thì máy tính của tôi không khởi động được. Nhân viên kỹ thuật đã tới kiểm tra và phát hiện ra rằng ổ cứng của tôi đã bị hỏng. Tôi đã mất hết dữ liệu và mất công sức hai ngày làm việc. Tôi đã rất thất vọng và nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ tin vào máy tính nữa, nhưng đó chính là một bài học quý giá đối với tôi. Tôi đã nhận được một số cảnh báo và đã lờ chúng đi. Từ đó trở đi, tôi đã tự rèn luyện để trở thành người có thể lường trước các vấn đề. Giờ đây, tôi luôn suy nghĩ trước về các vấn đề và chú ý tới các chi tiết nhỏ khi làm việc. Nếu tôi áp dụng phương pháp này sớm hơn, thì tôi đã lưu lại dữ liệu vào một máy tính khác và tôi sẽ không mất công sức vài ngày làm việc. Nhưng tôi không hối hận vì đã mắc sai lầm, vì chính sai lầm đó đã khiến tôi lường trước các vấn đề tốt hơn.
Đây là một lỗi nhỏ, và bạn có thể nói rằng đó thực ra là lỗi của máy tính. Nhưng đây là một ví dụ hay vì thực ra tôi không hề có lỗi. Chiếc máy tính mới có lỗi. Nhưng cách trình bày câu trả lời khiến cho nó nghe có vẻ như là lỗi của ứng viên, và nó giải thích ứng viên đã học được bài học quý giá ra sao. Cuối cùng, ứng viên này trở thành một người làm việc tốt hơn sau khi mắc sai lầm. Học hỏi từ sai lầm chính là điểm mấu chốt, và ví dụ này đã thể hiện được điều đó.
DỊCH TIẾNG sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch thuật công chứng nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Trung, Nhật, Đức, Hàn và nhiều ngôn ngữ khác) chất lượng cao với giá cạnh tranh. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline +84 934 425 988. Tham khảo thêm thông tin tại website: http://www.dichthuattieng.com.vn/