Sự hiểu nhầm có thể dễ dàng xảy ra ở bất cứ đâu, và là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng khi giao tiếp giữa các nền văn hóa, hay dùng từ viết tắt trên truyền thông xã hội hay trong email. Nhưng đây không phải là một vấn đề mới sinh ra từ truyền thông kỹ thuật số. Mỗi khi chúng ta gặp một ai đó, và mỗi khi chúng ta nói hoặc viết, chúng ta phải chắc chắn rằng mình đang đưa ra những ý định tích cực để xây dựng lòng tin và sự thấu hiểu. Giao tiếp và dịch ngôn ngữ hiệu quả liên quan đến nhiều công việc hơn là chỉ chuyển đổi từ ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Chúng ta phải truyền đạt được mục đích của mình. Trong những năm đầu thập niên 1980, các nhà lập trình máy tính đã phát triển một số phần mềm dịch thuật tiên tiến, nhưng cũng dẫn đến một số kết quả đặc biệt như sau:
- Dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nga, sau đó dịch ngược lại tiếng Anh: “Out of sight, out of mind” (xa mặt cách lòng) trở thành: ‘Invisible idiot’ (Tên ngốc vô hình).
- Dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nhật, sau đó dịch ngược lại tiếng Anh: “To be or not to be, that is the question’ (Tồn tại hay không tồn tại, đó mới là câu hỏi – trích từ tác phẩm Hamlet) thành: “It is, it is not, what is it?” (Là nó, không phải là nó, nó là gì?)
Trong thập niên 1990, các chuyên gia tiếp thị quốc tế đã có những sai lầm ngớ ngẩn do khác biệt văn hóa liên quan đến tên thương hiệu và khẩu hiệu:
- Hãng sản xuất máy hút bụi Electrolux của Thụy Điển đã dùng câu sau trong chiến dịch quảng cáo ở Mỹ: “Nothing sucks like an Electrolux” (Không sản phẩm nào hút bụi khỏe như Electrolux – tuy nhiên, trong ngôn ngữ Anh-Mỹ, từ “sucks” còn có nghĩa là “dở tệ”)
- Nhà sản xuất bia Australia, Castlemaine đã giới thiệu sản phẩm bia XXXX (‘four-ex’ – 4 chữ X) tại Mỹ cùng với câu quảng cáo thương hiệu rất thành công tại thị trường Australia: “I can feel a four-ex coming on” – Tôi cảm thấy một chai 4 chữ X đang đến. Thật không may, công ty đã không biết rằng “four-ex” là tên thương hiệu của một nhà sản xuất bao cao su Mỹ rất thành công!
- Phiên bản đầu tiên của cái tên Coca-Cola trong tiếng Trung Quốc là Ke-kou-ke-la. Thật không may, công ty Coke đã không phát hiện ra rằng cụm từ đó có nghĩa là: ‘Cắn con nòng nọc sáp’ cho đến khi hàng ngàn nhãn chai đã được in. Coke sau đó đã phải nghiên cứu 40.000 chữ Trung Quốc để tìm ra một tương đương ngữ âm là ‘ko-kou-ko-le,’ mà có thể được dịch thoát ý là: ‘Hạnh phúc trong miệng’.
- Cũng ở Trung Quốc, khẩu hiệu của hãng gà rán Kentucky Fried Chicken: “Finger-lickin’ good” (Vị ngon trên từng ngỏn tay) đã trở thành: “Ăn những ngón tay của bạn’.
- Ở Đài Loan, bản dịch khẩu hiệu của Pepsi: “Come alive with the Pepsi Generation” (Tràn đầy sự sống với thế hệ Pepsi) trở thành: ‘Pepsi sẽ mang tổ tiên của bạn trở lại từ cõi chết’.
- Ford cũng gặp phải vấn đề tương tự ở Brazil khi sản phẩm ô tô Pinto vấp ngã tại thị trường này. Công ty phát hiện ra rằng Pinto trong tiếng Brazil là tiếng lóng chỉ ‘bộ phận sinh dục nam nhỏ’. Ford đã phải thay hết phần tên và đổi lại thành Corcel, nghĩa là con ngựa.
- Khi hãng bút Parker tiếp thị sản phẩm bút bi ở Mexico, quảng cáo của hãng đáng lẽ phải nói rằng: “It won’t leak in your pocket and embarrass you’ (Nó sẽ không chảy mực trong túi áo và làm bạn xấu hổ). Tuy nhiên, công ty đã nhầm tưởng từ Tây Ban Nha ’embarazar’ có nghĩa là xấu hổ (embarrass). Vì thế, thay vào đó quảng cáo trở thành: ‘It won’t leak in your pocket and make you pregnant” (Nó sẽ không chảy mực trong túi áo và làm bạn có thai).
- Ở Italy, một chiến dịch quảng cáo cho nước có ga Schweppes Tonic Water đã dịch tên sản phẩm thành “Schweppes Toilet Water” (Nước nhà vệ sinh Schweppes).
- Một hãng sản xuất áo phông Mỹ ở Miami đã in những chiếc áo phông cho thị trường Tây Ban Nha để quảng cáo chuyến thăm của Giáo hoàng. Thay vì dòng chữ: ‘Tôi thấy Đức Giáo hoàng’ trong tiếng Tây Ban Nha, những chiếc áo lại in dòng chữ: ‘Tôi thấy khoai tây’.
- Và hài hước nhất là trường hợp khẩu hiệu của Frank Perdue, chủ tịch một trong những công ty sản xuất sản phẩm từ thịt gà lớn nhất nước Mỹ: “It takes a tough man to make a tender chicken” (Cần một người đàn ông cứng rắn để làm mềm một con gà) đã bị dịch sai sang tiếng Tây Ban Nha. Bức hình chụp Perdue cùng một con gà đã xuất hiện trên các bảng quảng cáo ở khắp Mexico với dòng chữ: “It takes a hard man to make a chicken aroused” (Cần một người đàn ông cứng rắn để làm con gà bị kích thích).
DỊCH TIẾNG là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Tiếng đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichthuattieng.com.vn/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.