GIỚI THIỆU

Bất chấp thực tế rằng sự mơ hồ ngôn ngữ là một phần thiết yếu của ngôn ngữ, nó thường được coi là một trở ngại có thể bỏ qua, hoặc một vấn đề cần giải quyết để giúp mọi người hiểu nhau hơn. Thực tế thì, khi được nhìn nhận như một vấn đề, sự mơ hồ này vẫn có giá trị của riêng nó. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự mơ hồ ngôn ngữ cũng có thể được hiểu là sự minh họa cho tính phức tạp của bản thân ngôn ngữ.

Sự mơ hồ trong ngôn ngữ học
Để khởi đầu, tôi sẽ xem xét một số định nghĩa về “sự mơ hồ”. Bằng cách định nghĩa “mơ hồ từ vựng và mơ hồ cấu trúc”, “nghĩa biểu đạt, nghĩa liên tưởng và ngụ ý”, cũng như các phép tu từ như ẩn dụ và phúng dụ, tôi sẽ tìm cách thiết lập một cơ sở mà dựa vào đó mơ hồ ngôn ngữ có ý nghĩa.

Sau đó, tôi sẽ dùng ba thành tựu chính của sự sáng tạo của con người: văn học, phân tích tâm lý và ngôn ngữ học máy tính làm ví dụ chứng minh sự mơ hồ ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Tôi sẽ bình luận ngắn về những hậu quả gây ra bởi những phiên bản dịch thuật khác nhau của một trong số những tác phẩm văn học gây tranh cãi nhất trong lịch sử: Kinh thánh.

MƠ HỒ NGÔN NGỮ NGHĨA LÀ GÌ?

Một thứ được gọi là mơ hồ khi nó có thể được hiểu theo hai hay nhiều cách trở lên. Nếu sự mơ hồ nằm ở một từ duy nhất nó được gọi là mơ hồ từ vựng. Trong một câu hay mệnh đề, nó được gọi là mơ hồ cấu trúc.

Các ví dụ về mơ hồ từ vựng có ở khắp mọi nơi. Trong thực tế, hầu như bất kỳ từ nào cũng có nhiều hơn một nghĩa. “Note” có thể là “một âm thanh trong âm nhạc” (nốt) hoặc “một bản ghi viết tay ngắn” (ghi chú). “Lie” có thể là “một tuyên bố mà bạn biết là không đúng sự thật” (nói dối) hay “đặt cơ thể ở vị trí bằng phẳng” (nằm). Bản thân từ “mơ hồ” (ambiguity) cũng có nhiều nghĩa. Nó có thể có nghĩa là một sự không chắc chắn về những gì mình muốn nói, ý định thể hiện nhiều ý nghĩa cùng một lúc, thể hiện một trong hai nghĩa hoặc cả hai nghĩa được biểu đạt, Sự mơ hồ có xu hướng tăng với tần suất sử dụng.

Một số ví dụ về mơ hồ cấu trúc: “John enjoys painting his models nude.” (Ai là người ở trạng thái “nude”?) “Visiting relatives can be so boring.” (Ai là người thực hiện hành động “visiting”?) “Mary had a little lamb.” (Mary có con cừu nhỏ hay có một ít thịt cừu?)

Tính đa nghĩa (polysemy) là một danh từ ghép chỉ một tính chất cơ bản của ngôn ngữ. Từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp poly (nhiều) và semy (có liên quan đến nghĩa, như trong semantics [ngữ nghĩa]). Tính đa nghĩa xuất hiện khi một từ có một trường nghĩa rộng. Ví dụ, từ “paper” (giấy) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp papyrus. Ban đầu, nó chỉ tới loại giấy làm từ cây papyrus ở sông Nile, sau đó chỉ các nguyên liệu dùng làm giấy viết khác, và tới nay là chỉ tới các sự vật như tài liệu chính phủ, báo cáo khoa học, sổ sách gia đình hay báo chí. (11)

(Còn tiếp)


DỊCH TIẾNG là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Tiếng đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichthuattieng.com.vn/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.