Tóm tắt

Nhiều nghiên cứu sâu rộng về các chiến lược dịch thuật đã được thực hiện. Tuy nhiên, định nghĩa mà mỗi tác giả nghiên cứu hay nhà lý thuyết đưa ra đều thể hiện quan điểm riêng của từng người và khác biệt với nhau. Hầu hết các nhà lý thuyết đồng ý rằng các chiến dịch được dịch giả sử dụng khi họ gặp vấn đề mà bản dịch nghĩa đen không thể giải quyết. Do đó, các nhà nghiên cứu khác nhau đã xem xét và mô tả các chiến lược dịch khác nhau từ những quan điểm riêng của họ. Một số lý thuyết nổi tiếng nhất của lĩnh vực này được mô tả và so sánh với nhau trong bài nghiên cứu này. Mục đích của nghiên cứu này là nêu ra các lý thuyết khác nhau về chiến lược dịch thuật và cung cấp một cái nhìn nghiên cứu tổng quát để tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu các chiến lược dịch thuật trong các nghiên cứu sau này. Baker (1992) đã đưa ra nguyên tắc phân loại rõ ràng nhất về các chiến lược dịch thuật mà bà tin là các dịch giả chuyên nghiệp sử dụng khi họ gặp vấn đề dịch thuật trong quá trình làm việc.

Từ khoá

Dịch thuật, chiến lược dịch thuật, phân loại của Baker, nghiên cứu lý thuyết, các vấn đề dịch thuật

Giới thiệu

Nghiên cứu này bao gồm bốn phần chính: 1. Giới thiệu; 2. Cơ sở lý thuyết; 3. Kết luận; 4. Tài liệu tham khảo;


Tổng quan

Ngày nay, trong một thế giới được định hình bằng những mối liên hệ toàn cầu, dịch thuật đóng vai trò cốt yếu trong việc trao đổi thông tin giữa các ngôn ngữ. Để đi dọc miền liên tục tự nhiên và chuyên nghiệp của việc truyền tải ý nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, một dịch giả cần phải học nhiều kỹ năng, được gọi là các chiến lược dịch thuật.

Bergen (n. d.) đã trích dẫn danh sách một số đặc điểm chung của các chiến lược dịch trong nghiên cứu của Chesterman (1997) như sau:

  1. a) Chiến lược dịch áp dụng cho một quá trình;
  2. b) Chúng liên quan đến thao tác văn bản
  3. c) Chúng mang tính định hướng mục tiêu
  4. d) Chúng lấy vấn đề làm trọng tâm
  5. e) Chúng được áp dụng một cách có ý thức
  6. e) Chúng có tính liên chủ đề

Hầu hết các nhà lý thuyết đồng ý rằng các chiến dịch được dịch giả sử dụng khi họ gặp vấn đề mà bản dịch nghĩa đen không thể giải quyết. Do đó, các nhà nghiên cứu khác nhau đã điều tra và mô tả các chiến lược dịch khác nhau từ những quan điểm riêng của họ. Bài viết này tập trung vào sự khác biệt giữa các giả thuyết này. Nghiên cứu sẽ chỉ ra những chiến lược dịch thuật nào tồn tại, cũng như khi nào và vì sao chúng được các dịch giả chuyên nghiệp sử dụng


  1. Cơ sở lý thuyết

2.0. Dẫn nhập

Trong chương này, có ba vấn đề chính được thảo luận: 1) Dịch thuật (định nghĩa dịch thuật chung), 2) các chiến lược dịch thuật (kiểu hình học, các đặc điểm, mô hình và giới thiệu mô hình các chiến lược dịch thuật của Baker (1992)), 3)Khoảng cách đang tồn tại và mục tiêu của nghiên cứu.


2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Dịch thuật

Dịch thuật là một công việc phức tạp, trong quá trình đó ý nghĩa của văn bản ngôn ngữ gốc được truyền tải đến người đọc ngôn ngữ đích. Nói cách khác, dịch thuật có thể được định nghĩa là việc mã hóa ý nghĩa và hình thức trong ngôn ngữ đích bằng các phương tiện của ý nghĩa và hình thức đã được giải mã của ngôn ngữ gốc. Các nhà lý thuyết khác nhau đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau cho dịch thuật.

2.1.2. Định nghĩa dịch thuật chung

Khi một dịch giả dịch văn bản theo nghĩa đen, có thể không cần đến các chiến lược dịch thuật.

Cần hiểu khái niệm dịch thuật được nhiều nhà lý thuyết dịch thuật đề cập để có được bức tranh toàn cảnh về quá trình dịch thuật. Một số khái niệm được trích dẫn bởi Jiraphatralikhit, Kaewjan, Klinpoon, Visitwanit (2005: 7) như sau: Bensoussan (1990) cho rằng dịch thuật có liên quan chặt chẽ đến quá trình đọc. Hatim và Mason (1990) cho rằng dịch thuật là một quá trình liên quan đến việc đàm phán về ý nghĩa giữa người sản xuất và người tiếp nhận văn bản. Picken (1989) định nghĩa rằng dịch thuật nói chung là một phương pháp truyền tải các thông điệp bằng lời và bằng văn bản từ dạng viết sang dạng nói hoặc từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Larson (1984) cho rằng nhìn chung, dịch thuật giao tiếp cùng một ý nghĩa được hiểu bởi người nói của ngôn ngữ gốc, sử dụng hình thức ngôn ngữ thông thường của ngôn ngữ của người nhận, trong khi vẫn duy trì tính năng động của văn bản ngôn ngữ gốc. Bà cũng nói rằng mục tiêu của dịch giả nên là tạo ra một văn bản ngôn ngữ của người nhận (một bản dịch) có tính đặc ngữ, tức là , một văn bản có cùng ý nghĩa với văn bản ngôn ngữ gốc, nhưng được thể hiện với hình thức tự nhiên của ngôn ngữ đích. Nida (1974), trích dẫn bởi Jiraphatralikhitvà cộng sự. (2005), tin rằng dịch thuật bao gồm việc tái tạo lại trong ngôn ngữ đích tương đương tự nhiên gần nhất của thông điệp bằng ngôn ngữ gốc, trước hết là về nghĩa và sau đó là về văn phong. Catford (1965, như được trích dẫn trong nghiên cứu của Jiraphatralikhit và cộng sự, 2005) xem dịch thuật là sự thay thế một tài liệu văn bản ngôn ngữ gốc bằng tài liệu văn bản ngôn ngữ đích. Bell (1991) xem dịch thuật là sự thay thế một văn bản trong một ngôn ngữ này bằng một văn bản tương đương trong một ngôn ngữ khác. Newmark (1981: 7) chỉ ra rằng dịch thuật là một công việc tìm cách thay thế một thông điệp và/hoặc một tuyên bố dạng viết trong ngôn ngữ này bằng cùng thông điệp hay tuyên bố đó trong ngôn ngữ khác. Ngoài ra, ông coi dịch thuật như một môn khoa học, một kỹ năng, một nghệ thuật, và một vấn đề thị hiếu. Là một môn khoa học, dịch thuật bao gồm các kiến thức và đánh giá các sự kiện và ngôn ngữ mô tả chúng; với tư cách một kỹ năng, dịch thuật bao gồm ngôn ngữ phù hợp và cách sử dụng ngôn ngữ được chấp nhận; với tư cách một môn nghệ thuật, dịch thuật phân biệt cách viết tốt và cách viết tồi, cũng như liên quan đến các mức độ sáng tạo, trực quan và cảm hứng; và cuối cùng, với tư cách một vấn đề thị hiếu, dịch thuật bao gồm thực tế người dịch lựa chọn cách dịch mà họ ưng ý nhất; vì thế bản dịch cùng một tài liệu của các dịch giả khác nhau sẽ không giống nhau. Kelly (2005: 26-27) định nghĩa dịch thuật là kỹ năng hiểu văn bản ngôn ngữ gốc và truyền tải sang ngôn ngữ đích bằng việc sử dụng từ ngữ, kiến thức nền, và các nguồn lực ngôn ngữ khác theo mục tiêu đã định. Vì vậy, một dịch giả là một người đứng giữa hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa, có thể dịch từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích.

Những vấn đề  đã được thảo luận ở trên có liên quan đến lý thuyết dịch, bao gồm xác định các vấn đề dịch thuật và khuyến nghị quy trình dịch thuật phù hợp để giải quyết các vấn đề đã xác định. Vì vậy, dịch thuật có thể được giải thích là một quy trình ra quyết định và là một nhiệm vụ giải quyết vấn đề. Dịch thuật cũng là một nhiệm vụ phức tạp, trong đó dịch giả gặp phải những vấn đề cần được quan sát, nhận diện và tìm giải pháp phù hợp. Các phương tiện mà các dịch giả dùng để xử lý những vấn đề này được gọi là các chiến lược. Hoạt động tìm ra chiến lược phù hợp để giải quyết các vấn đề nêu trên diễn ra trong quá trình ra quyết định.

 

Part 2
2.2. Các chiến lược dịch thuật

2.2.1. Chiến lược là gì?

Từ chiến lược được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh. Trong các nghiên cứu dịch thuật, nhiều lý thuyết gia đã sử dụng thuật ngữ các chiến lược dịch thuật một cách rộng rãi, nhưng với một vài điểm khác biệt đáng kể về nghĩa cũng như quan điểm của họ về thuật ngữ này. Một danh sách các định nghĩa tổng quát hơn của từ “chiến lược” được đưa ra dưới đây:

  • Một chiến lược là một kế hoạch hành động dài hạn để đạt được một mục tiêu cụ thể (Wikipedia Committee, n. d.)
  • Một kế hoạch có hệ thống, được đề cập và thích nghi một cách có ý thức nhằm cải thiện hiệu suất học tập của một người (Instruction Curriculum Reading Glossary, n. d.)
  • Một chiến lược là một quá trình được lên kế hoạch, có chủ đích, định hướng mục tiêu (có kết quả xác định được), đạt được qua một chuỗi các bước giám sát và sửa đổi (Curriculum Learning Literate-Futures Glossary, n. d.)
  • Một tập hợp các bước về tinh thần và hành vi để đạt được một kết quả cụ thể (Deep Trance, n.d.)

Rõ ràng, những định nghĩa này là tổng quát và có thể được liên hệ với nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu này chủ yếu quan tâm đến các chiến lược dịch thuật, mặc dù các định nghĩa nêu trên có thể được thu hẹp lại vào lĩnh vực nghiên cứu này. Các chiến lược dịch thuật có đặc điểm riêng của chúng, qua đó chúng ta có thể hiểu chính xác về các chiến lược này.

Nói chung, một dịch giả sử dụng một chiến lược khi người đó gặp vấn đề khi dịch văn bản; điều này có nghĩa là khi một dịch giả dịch văn bản theo nghĩa đen, họ có thể không cần áp dụng các chiến dịch này. Bergen (n. d.) từng nói rằng các chiến lược không rõ ràng và tầm thường. Mặc dù, khi họ dịch từng từ và sử dụng từ điển, người mới bắt đầu trong lĩnh vực dịch nghĩ rằng họ đã thực hiện một bản dịch tốt; họ không hiểu rằng vẫn còn tồn tại một vấn đề và phải thực hiện thay đổi ở một số cấp độ của bản dịch. Vì vậy, giải quyết vấn đề là chức năng quan trọng nhất của các chiến lược. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: một vấn đề dịch thuật là gì?


2.2.2. Các vấn đề dịch thuật

Theo Tiến sĩ Miremadi (1991), các vấn đề dịch thuật được chia thành hai loại chính: các vấn đề từ vựngcác vấn đề cú pháp.

  1. Các vấn đề từ vựng

Trong việc giải thích các vấn đề từ vựng, Miremadi nói rằng, mặc dù từ ngữ là những thực thể chỉ tới các sự vật hoặc khái niệm, một từ trong ngôn ngữ này có thể không được thay thế bằng một từ trong ngôn ngữ khác để chỉ cùng một khái niệm hay sự vật.

Ông chia các vấn đề từ vựng thành năm tiểu thể loại:

  • Nghĩa chân phương/nghĩa biểu đạt

Loại nghĩa này đề cập đến những từ trong văn bản gốc có thể đi cùng những từ trong văn bản đích “mà không làm mất đi hình ảnh biểu đạt” (ví dụ: bố, mẹ, v..v..)

  • Nghĩa từ vựng

Nghĩa từ vựng đề cập đến những từ hay cụm từ có vẻ tương đương, mặc dù không phải lúc nào cũng như vậy; dịch giả cần nhận thức được ý định đằng sau từ ngữ để không xuyên tạc thông điệp của tác giả.

  • Diễn đạt ẩn dụ

Phân loại này đề cập đến các vấn đề khó giải quyết của việc dịch thành ngữ và các cách diễn đạt tương tự.

Broeik (1981) trích dẫn lời của Tiến sĩ Miremadi (1991) đưa ra các gợi ý sau để dịch thành ngữ:

  1. a) Phân biệt giữa các cách biểu đạt thông thường và ẩn dụ
  2. b) Tiếp cận với các nguồn dịch một phép ẩn dụ
  3. c) Ý thức được sự khác biệt về ngữ cảnh và những ràng buộc khi dùng phép ẩn dụ
  4. d) Nhận ra chính xác những ràng buộc trong bản dịch, và truyền tải thông điệp.
  • Khoảng trống ngữ nghĩa

Phân loại này bao gồm những từ và/hoặc cách diễn đạt đại diện cho những khái niệm không thể được tìm thấy trong những công động đặc biệt khác. Có thể tìm thấy tương đương tương đối, nhưng không thể tìm ra tương đương tuyệt đối.

Theo Tiến sĩ Miremadi (1991), điều này có thể xảy ra trong hai trường hợp, phụ thuộc vào các yếu tố ngoài ngôn ngữ như những từ có tham chiếu trong một cộng đồng cụ thể nhưng không có trong cộng đồng khác, và phụ thuộc vào các yếu tố liên ngôn ngữ như những khái niệm có thể tồn tại trong hai cộng đồng ngôn ngữ, nhưng cấu trúc sử dụng chúng lại hoàn toàn khác nhau. Dagut (1931) tin rằng, như Tiến sĩ Miremadi (1991) đã đề cập, trường hợp này phát sinh khi các hệ thống từ vựng hóa của các cách diễn đạt giống nhau là khác biệt với nhau.

  • Tên riêng

Phân loại cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là vấn đề về tên riêng. Mặc dù tên riêng chỉ đến những cá nhân và có thể được sao chép lại từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, đôi khi ý nghía cụ thể mà chúng mang, vốn không tồn tại trong cộng đồng nói ngôn ngữ đích, có thể sẽ bị mất đi.

  1. Các vấn đề cú pháp

Các vấn đề cú pháp là phân loại chính còn lại của các vấn đề dịch thuật. Như Tiến sĩ Mirenadi (1991) trích dẫn Nida (1975), một người có thể tìm ra hai ngôn ngữ có hệ thống tổ chức cấu trúc hoàn toàn tương đồng (tức là cấu trúc ngôn ngữ biến thiên từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia).

Những khác biệt này bao gồm:

  1. Loại từ
    Các ngôn ngữ khác biệt với nhau trong nội bộ cách cấu tạo từ của phân loại ngôn ngữ.
  2. Quan hệ ngữ pháp
    Sự khác biệt này tồn tại trong số các ngôn ngữ theo cách mà một thành phần của câu hoạt động chức năng trong câu đó.
  3. Trật tự từ
  4. Văn phong
  5. Các khía cạnh thực dụng

Xem xét tất cả những vấn đề này, một dịch giả sẽ truyền tải thông điệp của ngôn ngữ gốc tới người đọc mục tiêu; tuy nhiên, không có bản dịch tuyệt đối giống nhau nào giữa hai ngôn ngữ, và như tiến sĩ Miremadi (1991) trích dẫn Werner (1961), mức độ tương đương giữa hai hệ thống ngôn ngữ quyết định hiệu quả của bản dịch.

 

Part 3

2.2.3. Các loại hình chiến lược dịch thuật

Nhiều học giả đã đề ra nhiều loại hình, phân nhóm và phân loại cho các chiến lược dịch thuật theo quan điểm cụ thể của họ. Dưới đây là một trong số những loại hình chiến lược đó.

Chesterman (1997), như Bergen (n. d.) trích dẫn, tin rằng trong lĩnh vực các chiến lược dịch thuật, có một sự “nhầm lẫn về mặt thuật ngữ đáng kể”. Theo Chesterman (1997), các đặc điểm chung của các chiến lược dịch thuật là:

  1. Chúng liên quan đến thao tác văn bản
  2. Chúng phải được áp dụng cho cả quá trình
  3. Chúng mang tính định hướng mục tiêu
  4. Chúng lấy vấn đề làm trọng tâm
  5. Chúng được áp dụng một cách có ý thức
  6. Chúng có tính liên chủ đề (Có nghĩa là những chiến lược phải có tính thực nghiệm và dễ hiểu với độc giả thay vì người sử dụng chúng.)

Các học giả có quan điểm rất khác nhau về các khía cạnh của hoạt động dịch thuật, vì thế, họ định nghĩa và mô tả các loại chiến lược khác nhau. Phân loại các chiến lược của Bergen (n. d.) bao gồm 3 loại sau: 1. Các chiến lược lĩnh hội, 2. Các chiến lược chuyển giao, 3. Các chiến lược sản xuất

Qua cách phân loại của mình, ông muốn nói rằng: đầu tiên, chúng ta đọc và hiểu văn bản. Tiếp theo, chúng ta phân tích những khác biệt giữa văn bản gốc và văn bản đích, và phải quyết định loại hình chiến lược nào nên được sử dụng. Và cuối cùng, chúng ta sẽ đưa ra văn bản có nội dung tương đương trong ngôn ngữ đích.

Lorscher (năm 1996: 28) xác định 9 yếu tố cơ bản, hay như ông gọi là những khối cấu trúc của các chiến lược dịch thuật. Các khối cấu trúc đó như sau:

Các yếu tố gốc của chiến lược dịch thuật:

  1. Nhận diễn vấn đề dịch thuật( Realizing a translational Problem RP)
  2. Gọi tên vấn đề dịch thuật ( Verbalizing a translational Problem VP)
  3. Tìm một giải pháp có thể cho vấn đề dịch thuật (  Searching for a possible solution to a translational Problem SP)
  4. Giái pháp cho vấn đề dịch thuật ( Solution to a translational Problem SP)

5.Giải pháp ban đầu cho vấn đề dịch thuật ( Preliminary Solution to a translational Problem PSP)

  1. Các bước của một giải pháp cho vấn đề dịch thuật (Parts of a Solution to a translational Problem SPa, SPb…)
  2. Giái pháp cho vấn đề dịch thuật vẫn cần được tìm ra (  Solution to a translational Problem is still to be found SPø)
  3. Giải pháp tiêu cực cho vấn đề dịch thuật (Negative Solution to a translational Problem SP=ø)
  4. Vấn đề trong tiếp nhận văn bản ngôn ngữ gốc ( Problem in the reception of the Source Language text PSL)

Lưu ý phức tạp đầu tiên có nghĩa là có một vấn đề dịch thuật thuộc loại nào đó, và dịch giả ngay lập tức tìm ra một giải pháp sơ bộ cho vấn đề đó [(P) SP], và ngừng giải quyết vấn đề [#] hoặc [/] quyết định để vấn đề đó lại và quay lại giải quyết sau [SP ø].

Hatim và Munday (2004) đã nêu một số vấn đề chính của dịch thuật gắn với các chiến lược về hình thức và nội dung của các bản dịch nghĩa đen và bản dịch tự do. Sự phân chia này có thể giúp xác định các vấn đề của một bản dịch quá sát nghĩa đen làm giảm khả năng hiểu nội dung. Tuy nhiên, những vấn đề thực tế cơ bản của những bản dịch đó lại nằm ở những lĩnh vực như loại hình văn bản và đối tượng người đọc.

Các chiến lược nội bộ (quan tâm đến việc xử lý các vấn đề dịch thuật)

Bergen (n. d.) so sánh các chiến lược nội bộ với các hệ thống sinh tồn quan trọng cung cấp không khí hay máu… tới các bộ phận trong cơ thể để giúp chúng hoạt động tốt.

Theo trích dẫn của Bergen (n. d.), Chesterman (1997) cho rằng việc phân loại các chiến lược dịch thuật có thể được trình bày một cách đơn giản. Nó bao gồm một chiến lược cơ bản đó là:thay đổi một cái gì đó. Chesterman (1997) không đề cập đến việc thay thế các yếu tố từ ngữ trong văn bản gốc bằng tương đương của chúng trong văn bản đích; có nghĩa là sự thay thế này không thể là nhiệm vụ duy nhất của dịch giả và như vậy là không đủ. Các loại thay đổi do dịch giả thực hiện có thể được phân loại như sau:

  1. a) Các từ được sử dụng trong văn bản gốc
  2. b) Cấu trúc của những từ này
  3. c) Ngữ cảnh tự nhiên của văn bản gốc.

Vì vậy, như Bergen (n. d.) đề cập, theo Chesterman (1997), các chiến lược dịch thuật nội bộ có thể được chia thành các thay đổi về ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ dụng; mỗi loại lại có các tiểu thể loại của riêng mình. Ngoài ra, không có sự phân biệt rõ ràng nào giữa chúng, vì thế không dễ để chỉ ra chính xác chiến lược nào đang được sử dụng. Phần sau đây mô tả phân loại các chiến lược dịch thuật của Chesterman (1997), theo Bergen (n. d.):

  • Các chiến lược cú pháp

Các chiến lược nội bộ thay đổi cấu trúc ngữ pháp của văn bản đích có liên quan đến văn bản nguồn. Mặc dù hầu hết các chiến lược được áp dụng do bản dịch nghĩa đen là không phù hợp, Chesterman (1997) đã trình bày chiến lược cú pháp đầu tiên của mình là bản dịch nghĩa đen. Theo các nhà lý thuyết dịch thuật, ông tin rằng đây là một chiến lược “mặc định”.

  1. Dịch nghĩa đen: Có nghĩa là dịch giả theo sát hình thức của văn bản gốc hết mức có thể mà không đi theo cấu trúc của ngôn ngữ gốc.
  2. Dịch vay mượn: Đây là chiến lược cú pháp thứ hai của Chesterman, đề cập đến việc mượn các thuật ngữ và bám vào cấu trúc của văn bản gốc, vốn xa lạ với người đọc mục tiêu.
  3. Chuyển đổi từ loại: Một thuật ngữ Chesterman (1997) đã vay mượn từ Vinay và Darbelnet (1958) là chuyển đổi từ loại – transposition đề cập đến bất cứ thay đổi nào về từ loại, ví dụ như từ tính từ chuyển sang danh từ.
  4. Thay đổi đơn vị: Đây là một thuật ngữ được mượn từ nghiên cứu của Catford (1965) ở cấp độ hình vị, từ, cụm từ, mệnh đề, câu và đoạn văn.
  5. Các thay đổi cấu trúc diễn giải: Chiến lược này đề cập đến những thay đổi diễn ra trong cấu trúc nội bộ của cụm danh từ hoặc cụm động từ, mặc dù bản thân cụm từ ngôn ngữ gốc có thể được dịch bằng một cụm từ tương ứng trong ngôn ngữ đích.
  6. Thay đổi cấu trúc mệnh đề: Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ một chiến lược trong đó những thay đổi ảnh hưởng đến việc tổ chức các thành phần cụm từ hoặc mệnh đề. Ví dụ, thay đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp, xác định đến không xác định, hoặc sắp xếp lại các thành phần mệnh đề.
  7. Thay đổi cấu trúc câu: Đây là một thuật ngữ đề cập đến những thay đổi về cấu trúc trong đơn vị câu đơn. Về cơ bản đây là sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các mệnh đề chính và các mệnh đề phụ.
  8. Thay đổi tính liên kết: Cách thức mà trong đó các bộ phận của câu kết hợp với nhau để tạo ra một câu liền mạch và dễ hiểu được gọi làtính liên kết văn bảnThay đổi tính liên kếtlà một thuật ngữ đề cập đến một chiến lược ảnh hưởng đến tính liên kết trong nội bộ văn bản, loại chiến lược này chủ yếu được sử dụng dưới dạng tham chiếu bằng đại từ, tỉnh lược, thay thế hoặc lặp lại.
  9. Thay đổi cấp độ: Bằng từ “cấp độ” (level), Chesterman (1997) muốn nói đến các cấp độ ngữ âm, hình thái, cú pháp và từ vựng. Các cấp độ này được thể hiện khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau.
  10. Thay đổi lược đồ: Chiến lược này là một thuật ngữ khác trong phân loại của Chesterman(1997). Nó đề cập đến các phép ẩn dụ đồ hình như song hành, điệp âm , nhịp điệu và vần điệu trong thi ca. Phép song hành đề cập đến sự sắp xếp tương tự các kết hợp từ, cụm từ hoặc câu.
  • Các chiến lược ngữ nghĩa

Nhóm thứ hai trong phân loại  của Chesterman (1997) là chiến lược ngữ nghĩa với các tiểu thể loại riêng.

  1. Tính đồng nghĩa: Đây là tiểu thể loại đầu tiên trong nhóm này. Trong chiến lược này dịch giả chọn từ có nghĩa sát nhất mà không phải là bản dịch nghĩa đen đầu tiên của từ hay cụm từ ngôn ngữ gốc.
  2. Tính trái nghĩa: Trong chiến lược này, dịch giả sử dụng một từ với ý nghĩa trái ngược. Từ này chủ yếu kết hợp với một phủ định.
  3. Quan hệ trên dưới: Có nghĩa là sử dụng một từ thuộc một phân loại lớn hơn (ví dụ,  hoa hồng như một từ có nghĩa hẹp liên quan đến hoa), và từ có nghĩa rộng là từ có vị trí cao hơn, mô tả toàn bộ phân loại với một thuật ngữ rộng hơn (ví dụ hoa là từ có nghĩa rộng hơn so với hoa hồng).
  4. Chuyển đối: Chiến lược này đề cập đến các cặp quan hệ đối lập thể hiện sự tương đồng về ngữ nghĩa từ các quan điểm đối lập(ví dụ: gửi-nhận, lấy-cho).
  5. Thay đổi phép chuyển nghĩa: Tên chính thức của một phép tu từ hay ẩn dụ được gọi là   phép chuyển nghĩa  tức là dùng một từ hay cụm từ để so sánh hai thứ không liên quan đến nhau nhằm mục đích thể hiện sự tương đồng. Điều này liên quan đến một loại chiến lược được gọi là thay đổi phép chuyển nghĩa.
  6. Thay đổi trừu tượng: Một loại chiến lược khác trong danh sách này là thay đổi trừu tượng. Chiến lược này quan tâm đến việc chuyển đổi từ những thuật ngữ giàu tính trừu tượng sang những thuật ngữ cụ thể hơn hoặc ngược lại.
  7. Thay đổi phân phối: Đây là một loại chiến lược trong đó các thành phần ngữ nghĩa tương tự được phân phối trên nhiều từ hơn (mở rộng) hay ít từ hơn (thu hẹp).
  8. Thay đối nhấn mạnh Chiến lược này làm tăng, giảm hoặc thay đổi việc nhấn mạnh vào chủ đề trọng tâm của văn bản dịch khi so sánh với văn bản gốc.
  9. Chiến lược diễn giải: Đây là chiến lược cuối cùng trong danh sách. Theo ý nghĩa tổng thể của văn bản đích, nó tạo ra một bản dịch tương đối độc lập và tự do, một số thành phần từ vựng có thể được bỏ qua trong chiến lược này.
  • Các chiến lược ngữ dụng
  1. Lọc văn hóa: Theo Chesterman (1997 như được trích dẫn ở Bergen n. d.), chiến lược đầu tiên trong nhóm này là lọc văn hóa. Có thể miêu tả chiến lược này là sự nhận thức vững chắc ở cấp độ ngôn ngữ về chiến lược phổ quát của lựa chọn dịch theo định hướng văn hóa gốc hay văn hóa đích. Chiến lược này thường được sử dụng trong khi dịch các văn bản có nhiều sự ràng buộc về văn hóa.
  2. Thay đổi tính rõ ràng: Trong chiến lược thay đổi tính rõ ràng, một số thông tin của văn bản gốc có thể được thêm vào hay bỏ đi để văn bản rõ ràng hay ít rõ ràng hơn.
  3. Thay đổi thông tin: Loại chiến lược kế tiếp là thay đổi thông tin, tương tự như chiến lược trước; tuy nhiên, ở đây thông tin được thay đổi KHÔNG tiềm ẩn trong văn bản ngôn ngữ gốc.
  4. Thay đổi liên cá nhân: Chiến lược này được sử dụng để gây ảnh hưởng lên toàn bộ văn phong của văn bản, giúp văn bản có nhiều hay ít thông tin hơn, hoặc mang tính kỹ thuật nhiều hay ít hơn, v…v…
  5. Hành động nói: Đây là một chiến lược khác thay đổi bản chất hành động nói của văn bản gốc, mang tính bắt buộc hoặc không bắt buộc (ví dụ, từ thuật lại sang mệnh lệnh, từ  phát ngôn trực tiếp sang gián tiếp…)
  6. Thay đổi độ nhìn thấy: Đây là một chiến lược làm tăng sự “hiện diện” của tác giả văn bản gốc hay dịch giả của văn bản đó (ví dụ, sự xuất hiện của các ghi chú cuối trang mà dịch giả thêm vào.)
  7. Thay đổi tính mạch lạc: Một chiến lược khác là thay đổi tính mạch lạc, tương tự như   thay đổi tính liên kết  được trình bày trong phần trước (chiến lược  cú pháp ). Sự khác biệt duy nhất là, thay đổi tính liên kết quan tâm đến cấp độ vi cấu trúc (ví dụ như câu đơn hay đoạn văn), nhưng thay đổi tính mạch lạc quan tâm đến cấp độ văn bản cao hơn (tức là kết hợp các đoạn văn khác biệt với nhau theo cách khác so với văn bản gốc).
  8. Dịch thuật một phần: Đây là chiến lược đề cập đến việc chỉ dịch một phần văn bản, thay vì toàn bộ văn bản (ví dụ, lời bài hát hay thơ ca).
  9. Dịch-chỉnh sửa: Như Bergen cũng khẳng định, theo Stetting (1989), một chiến lược có thể được đề cập trong phần này là dịch-chỉnh sửa, đề cập tới việc chỉnh sửa mạnh tay văn bản gốc khi cần thiết (tức là thay đổi cách tổ chức thông tin, cách dùng từ, v…v… của văn bản gốc).

Các chiến lược nêu trên là phân loại của Chesterman (1997) do Bergen (n. d.) trích dẫn. Rõ ràng tất cả các chiến lược có thể chỉ ra những trường hợp “thay đổi một điều gì đó”, mà Chesterman (1997) tin là chiến lược dịch thuật cơ bản.

Mức độ hiệu quả của các chiến lược dịch thuật này không giống nhau, và như Bergen (n. d.) nói, điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn thuật ngữ giữa các nhà nghiên cứu quan tâm đến nghiên cứu dịch thuật.

Như Venuti (2001) khẳng định, từ quan điểm của Vinay và Darbelnet (1958), dịch giả có thể chọn hai phương pháp dịch thuật chính là:dịch trực tiếp / dịch nghĩa đendịch xiên.

Khi dịch nghĩa đen là bất khả vì những khác biệt từ vựng và cú pháp giữa hai ngôn ngữ, dịch xiên được sử dụng.

Dịch xiên bao gồm 7 tiểu thể loại như sau:

  1. Vay mượn:được dùng để xử lý một khác biệt siêu ngôn ngữ. Đây là chiến lược dịch thuật đơn giản nhất sử dụng các từ ngữ trong ngôn ngữ gốc trong văn bản đích.
  2. Dịch sao phỏng:Đây là một loại vay mượn đặc biệt trong đó cách diễn đạt được mượn được dịch theo nghĩa đen sang ngôn ngữ đích.
  3. Dịch nghĩa đen:có nghĩa là dịch một ngôn ngữ gốc ra tương đương thành ngữ hay ngữ pháp thích hợp trong ngôn ngữ đích.
  4. Chuyển đổi từ loại: có nghĩa là thay một từ loại này với một từ loại khác mà không thay đổi nghĩa của thông điệp.
  5. Biến thái:có nghĩa là thay đổi cách nhìn nhận (ví dụ, thay đổi loại từ).
  6. Tương đương:cách này đề cập đến việc diễn tả hai tình huống theo hai phương thức khác biệt về văn phong và cấu trúc; hai văn bản này bao gồm văn bản gốc và văn bản tương đương của nó trong ngôn ngữ đích.
  7. Thích ứng:đề cập đến những tình huống trong đó sự khác biệt văn hóa giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích xảy ra. Như vậy, bản dịch có thể được coi là một loại tương đương đặc biệt gọi là tương đương tình huống.

Part 4

Các chiến lược đã nêu phù hợp với các phân loại của Vinay và Darbelnet (1958), trong đó cho thấy một số điểm tương đồng với phân loại của Chesterman (1997). Tuy nhiên, như chúng ta thấy ở trên, phân loại của Chesterman rõ ràng là chi tiết hơn. Tất cả các chiến lược nêu trên là các lý thuyết được đặt tên khác nhau bởi các nhà lý thuyết khác nhau. Tuy vậy; nếu ai muốn xem xét khả năng áp dụng các chiến lược này, sẽ không có ranh giới rõ ràng giữa chúng. Hơn nữa, đây chỉ là một số chiến lược có thể được dịch giả sử dụng, và dường như có những lựa chọn khác nhau mà dịch giả có thể có khi thực hiện bản dịch. Tuy nhiên, không có sự phân thứ bậc chiến lược nào hay được sử dụng hay ít được sử dụng hơn. Baker (1992) đưa ra một phân loại gồm 8 chiến lược dịch thuật, được các dịch giả chuyên nghiệp sử dụng.

Phân loại của Baker:Mona Baker (1992: 26-42) đã liệt kê tám chiến lược được các dịch giả chuyên nghiệp sử dụng để đối phó với các vấn đề khi làm công tác dịch thuật:

  1. Dịch bằng một từ tổng quát hơn
    Đây là một trong những chiến lược phổ biến nhất để xử lý nhiều trường hợp không có tương đương. Như quan điểm của Baker, chiến lược này sẽ phù hợp với hầu hết, nếu không phải là tất cả các ngôn ngữ, bởi trong lĩnh vực ngữ nghĩa, ý nghĩa không phụ thuộc vào ngôn ngữ.
  2. Dịch bởi một từ trung tính/ít tính diễn đạt hơn
    Đây là một chiến lược khác trong lĩnh vực cấu trúc ngữ nghĩa.
  3. Dịch bằng cách thay thế văn hóa
    Chiến lược này bao gồm việc thay thế một thành phần từ ngữ hoặc biểu thức văn hóa cụ thể với một thành phần trong ngôn ngữ đích dựa vào tác động của nó với người đọc mục tiêu. Chiến lược này làm cho các văn bản dịch tự nhiên hơn, dễ hiểu hơn và quen thuộc hơn với người đọc mục tiêu.
    Quyết định  sử dụng chiến lược này của dịch giả sẽ phụ thuộc vào:

    1. Mức độ thay thế mà người yêu cầu bản dịch cho phép dịch giả thực hiện
    2. Mục đích của bản dịch
  4. Dịch  bằng cách sử dụng một từ mượn hoặc một từ mượn có kèm lời giải thích
    Chiến lược này thường được sử dụng khi xử lý các thành phần đặc trưng văn hóa, các khái niệm hiện đại, và những thuật ngữ thông dụng. Sử dụng từ mượn có kèm giải thích rất hữu dụng khi một từ lặp đi lặp lại vài lần trong văn bản. Ở lần đầu tiên, từ được đề cập bằng lời giải thích, và những lần sau chỉ cần dùng từ đó, không cần giải thích lại.
  5. Dịch bằng cách diễn giải sử dụng một từ liên quan
    Chiến lược này được dùng khi từ ngữ trong ngôn ngữ gốc được  từ vựng hóa trong ngôn ngữ đích nhưng ở một dạng khác, và khi tần suất mà một dạng từ nhất định được dùng trong văn bản gốc rõ ràng cao hơn so với trong ngôn ngữ đích tự nhiên.
  6. Dịch bằng cách diễn giải sử dụng một từ không liên quan
    Chiến lược diễn giải có thể được dùng khi khái niệm trong ngôn ngữ gốc không được từ vựng hóa trong ngôn ngữ đích.
    Khi ý nghĩa của của từ gốc rất phức tạp trong ngôn ngữ đích, chiến lược diễn giải có thể được dùng thay vì dùng các từ có liên quan; có thể dựa trên việc điều chỉnh một từ tổng thể hoặc đoan giản là làm rõ ý nghĩa của từ gốc.
  7. Dịch bằng cách bỏ qua
    Đây có thể là một chiến lược dịch thuật quyết liệt, nhưng trên thực tế việc bỏ qua một từ hay cách diễn đạt trong một số ngữ cảnh lại rất có ích. Nếu ý nghĩa truyền tải bởi một từ hay cách diễn đạt cụ thể không nhất thiết phải được nhắc đến để hiểu bản dịch, dịch giả sẽ dùng chiến lược này để tránh những giải thích dài dòng.
  8. Dịch bằng cách minh họa
    Chiến lược này sẽ hữu ích khi tương đương trong ngôn ngữ đích không bao gồm một số khía cạnh của từ ngữ trong ngôn ngữ gốc và từ hay cụm từ tương đương đề cập đến một thực thể vật lý có thể được minh họa, nhất là để tránh việc giải thích quá dài dòng, giúp văn bản súc tích và đi thẳng vào vấn đề.

Hiển nhiên là mỗi nhà lý thuyết đưa ra những chiến lược của riêng mình theo quan điểm của từng người, tuy nhiên, cách phân loại của Baker (1992) về các chiến lược dịch thuật vao gồm những chiến lược hay được áp dụng nhất, vì đó là những chiến lược được các dịch giả chuyên nghiệp sử dụng. Vì vậy, định nghĩa này chỉ ra khả năng áp dụng các chiến lược, tức là không chỉ là một tập hợp các chiến lược, mà các chiến lược này còn có thể được các dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra để xem mức độ hiệu quả của chúng.


  1. Kết luận

Trong nghiên cứu này, dịch thuật nói chung, các vấn đề dịch thuật và các chiến lược dịch thuật đã được mô tả, và các lý thuyết khác nhau về các chiến lược dịch thuật đã được nêu ra. Có thể thấy rằng các nhà lý thuyết học khác nhau đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về các chiến lược dịch thuật dựa trên quan điểm khác biệt của họ. Ngoài ra, Baker (1992) đã liệt kê những chiến lược được áp dụng nhiều nhất. Bà không chỉ nêu tên các chiến lược, mà còn chỉ ra cách ứng dụng của từng chiến lược.


DỊCH TIẾNG là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Tiếng đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichthuattieng.com.vn/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.