Toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của Internet đã giúp việc tiếp cận các thị trường quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và quy mô đều có thể vươn tới những địa bàn khác nhau trên thế giới, nhưng vẫn còn đó những rào cản ngôn ngữ và văn hóa.

Toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của Internet đã giúp việc tiếp cận các thị trường quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và quy mô đều có thể vươn tới những địa bàn khác nhau trên thế giới, nhưng vẫn còn đó những rào cản ngôn ngữ và văn hóa.
Để xuất khẩu thương hiệu thành công, bạn cần phải dịch thuật chuẩn xác thông điệp thương hiệu của mình. Điều đó không có nghĩa là chỉ dịch từng phần nội dung, mà là duy trì sự nhất quán trong tất cả những tài liệu dịch thuật của bạn và tìm cách truyền tải các khái niệm và chất lượng thương hiệu.

Những cú vấp nổi tiếng và cách phòng tránh

Khi thương hiệu thức ăn nhanh nhượng quyền nổi tiếng của bang California là Taco Bell tái xâm nhập thị trường Nhật Bản, tên của hãng đã tràn ngập các mặt báo, nhưng không phải theo cách người ta đã nghĩ. Một trang web bản tiếng Nhật được dịch thuật kém đã khiến thực khách Nhật Bản nghĩ rằng mình sẽ được phục vụ món “thịt bò tòa án tối cao” thay vì “bánh giòn siêu cấp” và “khoai lát chiên chất lượng thấp” thay vì “khoai chiên phô mai”. Trong khi đó, những thông tin về nguồn gốc nguyên liệu đã bị “xào” lại từ “Chúng tôi không có gì phải giấu giếm” thành “Chúng tôi đã mang gì đến để giấu?”

Một phát ngôn viên sau đó đã thừa nhận rằng việc sử dụng công cụ dịch tự động là lý do gây ra sự cố này. Một người hiệu đính nói tiếng bản ngữ có thể nhận ngay ra những lỗi này.

Cũng là một thương hiệu thức ăn nhanh, nhưng McDonald’s lại thành công ở nhiều thị trường quốc tế với cách tiếp cận “glocal” – địa phương hóa toàn cầu, giữ lại những giá trị cốt lõi đồng thời điều chỉnh cả chiến lược tiếp thị và sản phẩm thực tế cho phù hợp với thị trường địa phương. Tất cả các phiên bản web của McDonald’s đều được bản địa hóa hoàn chỉnh, thậm chí thực đơn món ăn cũng có sự khác biệt giữa các địa phương tùy theo khẩu vị và tiêu chuẩn văn hóa của từng nơi. Tại Ấn Độ chẳng hạn, thực đơn tập trung nhiều vào các món ăn chay, và thịt bò bị loại khỏi danh sách, phản ánh phần lớn dân số theo đạo Hindu ở quốc gia này.

Dù không có ngân sách dồi dào cho nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp vẫn có thể tìm hiểu về những khác biệt văn hóa quốc tế bằng những công cụ khác, ví dụ như Wikipedia.

Tuy nhiên vào năm 2010, McDonald’s đã quảng cáo bằng cách dùng hình ảnh của Asterix The Gaul (tạm dịch: Asterix người Pháp) – một nhân vật hoạt hình rất được quý trọng ở Pháp, nhưng gần như không được biết tới ở Mỹ – đang tổ chức một bữa tiệc mừng chiến thắng trong nhà hàng. Các nhà tiếp thị của McDonald’s đã không nhận ra rằng sự phản kháng của Asterix với đế chế La Mã là một phép ẩn dụ được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây để ám chỉ sự phản kháng của nước Pháp với cái mà nhiều người coi là chủ nghĩa đế quốc về văn hóa của Mỹ. Do đó, nhân vật này được xem như một hình ảnh hoàn toàn không phù hợp để quảng cáo thức ăn nhanh của Mỹ, và những phản ứng dữ dội bắt đầu nổ ra.

Luôn giữ vững thông điệp khi dịch thuật thương hiệu

Hai ví dụ trên cho thấy những sai lầm rất khác nhau – một bên là lỗi kỹ thuật dịch thuật, còn bên kia là lỗi không chú ý về văn hóa.

Để giảm thiểu sai sót, điều quan trọng là phải làm việc với các dịch giả chuyên nghiệp. Việc sử dụng những công cụ miễn phí như Google Translate là rất hấp dẫn, và thực tế những bản dịch máy nhanh gọn này cũng có chỗ đứng của chúng, chỉ là không như sự kỳ vọng. Hiểu được ý chính của một phần văn bản là điều tốt, nhưng các nội dung website, tiếp thị hay xuất bản khác không nên dựa vào điều đó. Dù một phần nội dung không có lỗi lớn nào, nó vẫn có thể tạo cảm giác cứng nhắc, thiếu thống nhất và không phù hợp. Và như vậy, bạn sẽ rất khó thể hiện được sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy mà bạn muốn gắn liền với hình ảnh thương hiệu của mình.

Làm việc với các dịch giả con người nói tiếng bản địa là một điều tốt, và sẽ càng tốt hơn nếu sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Những bộ nhớ dịch thuật, bảng từ vựng và ngân hàng thuật ngữ chẳng hạn sẽ trở nên vô giá khi bạn cần quản lý các thuật ngữ. Những nội dung đã được dịch thuật có thể được dùng lại một cách hợp lý, tạo cảm giác thống nhất cho thương hiệu. Thuật ngữ có thể được áp dụng cho những thông điệp thương hiệu thường được sử dụng cũng như những yếu tố khác như thuật ngữ kỹ thuật, biệt ngữ, từ viết tắt hay tên sản phẩm. Bạn cần phối hợp với các đối tác dịch thuật để tạo lập từ vựng thuật ngữ càng nhiều càng tốt ngay từ khi bắt đầu bất cứ dự án dịch thuật lớn nào.

Bên cạnh dịch thuật những nội dung hiện có, bạn cũng sẽ cần những bản dịch sáng tạo để thể hiện tiếng nói thương hiệu hiệu quả tại các thị trường mới. Bằng cách tóm tắt yêu cầu triệt để cho các đối tác dịch thuật, bạn sẽ có những nội dung vẫn giữ nguyên các giá trị thương hiệu cốt lõi, đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn văn hóa và ngôn ngữ của thị trường mục tiêu mới. Bạn sẽ có tác động nhiều hơn với người dân địa phương, và bán được nhiều sản phẩm cho họ hơn.


 

DỊCH TIẾNG là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Tiếng đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichthuattieng.com.vn/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.