Dịch ngược có phải là một phương pháp tốt để xác minh tính chính xác của một bản dịch hay không?
Dịch ngược là gì?
Thực hiện một bản dịch ngược về ngôn ngữ của văn bản gốc thường được xem là cách chỉ ra những lỗi dịch nhầm, bỏ sót hay sai thuật ngữ trong văn bản đã dịch. Mục tiêu của công việc này là để so sánh bản dịch ngược với văn bản gốc nhằm đánh giá độ chính xác của bản dịch. Các lĩnh vực y tế và khoa học đời sống có thể yêu cầu quá trình này do các quy định của ngành công nghiệp, vì với những người sẽ đọc loại văn bản này, sự chính xác là ưu tiên lớn hơn sự trôi chảy và tính dễ đọc. Các hội đồng đánh giá hoặc ủy ban đạo đức độc lập có thể yêu cầu bản dịch ngược các tài liệu của họ, nhất là trong các tình huống có nguy cơ cao. Bản dịch ngược thường chủ yếu dành cho những văn bản có tính nghĩa đen cao, nhưng không dành cho những nội dung chứa những thông tin khó nhận biết.
Nhược điểm của dịch ngược là gì?
Thật không may, do bản chất sắc thái và chủ quan của ngôn ngữ, bản dịch ngược thường không đáng tin cậy. Khi tham khảo văn bản duy nhất (bản gốc hoặc bản dịch), việc tạo ra cách dùng từ giống nhau từ hai nhà ngôn ngữ khác nhau là một chuyện gần như không thể. Dịch thuật luôn phụ thuộc vào cách hiểu và biến đổi theo cách tiếp cận phong cách và cách dùng từ của dịch giả. Với vô số các từ và cụm từ đồng nghĩa, rất khó đạt được sự tương đẳng.
Một vấn đề ít rõ ràng hơn là thực hiện bản dịch ngược rất tốn chi phí và thời gian. Điều này là bởi vì số lượng bản dịch cần thiết bỗng tăng gấp đôi. Chắc chắn, bản dịch ngược sẽ khác với văn bản gốc, và điều này gây ra những bối rối không cần thiết cho khách hàng. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn không nói được tiếng nước ngoài: bạn sẽ không hiểu được vì sao người Nhật lại mô tả một khái niệm quen thuộc như vậy theo một cách hoàn toàn xa lạ chẳng hạn. Quá trình này có thể dẫn đến những sự trao đổi qua lại không cần thiết giữa các dịch giả, nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ và khách hàng. Cuối cùng, bạn sẽ không thể biết được độc giả mục tiêu sẽ tiếp nhận bản dịch như thế nào. Bạn cũng không có được bất cứ căn cứ nào để xác định chất lượng bản dịch.
Bản dịch ngược có lợi với nội dung văn bản hay không?
Luật bất thành văn là có những loại hình nội dung văn bản mà khi dịch ngược sẽ không có nghĩa gì cả. Ví dụ, tài liệu tiếp thị hay nhãn mác sẽ cần một giọng điệu và phong cách cụ thể cho thị trường mục tiêu. Hoặc thư từ kinh doanh của bạn sẽ chứa những cụm từ đặc trưng văn hóa trong các phiên bản dịch. Tốt nhất là hãy để công việc sáng tạo này cho những dịch giả và biên tập viên chuyên nghiệp, những người quen thuộc nhất với quảng cáo và truyền thông hiệu quả tại quê nhà họ.
Làm thế nào để đạt được mục tiêu
Nếu mục tiêu của bạn là để đánh giá chất lượng bản dịch, dịch ngược không phải là một cách lý tưởng. Thay vì yêu cầu một bản dịch ngược để xác minh tính chính xác, giải pháp tốt hơn là nhờ một bên thứ ba. Đánh giá từ bên thứ ba sẽ ít tốn kém hơn một bản dịch ngược, và sẽ giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn, do người đánh giá sẽ sửa luôn các lỗi sai của bản dịch. Trong khi đó, một bản dịch ngược không cải thiện được chất lượng bản dịch mà chỉ đơn thuần chỉ ra những chỗ có thể đã bị dịch sai hay bỏ sót.
Một đánh giá độc lập cho bản dịch của bạn sẽ so sánh nó với bản gốc, và bảo đảm rằng thông điệp của bạn sẽ cộng hưởng tốt với thị trường mục tiêu.
(Nguồn: http://blog.dynamiclanguage.com/the-back-translation-dilemma)
DỊCH TIẾNG là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Tiếng đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichthuattieng.com.vn/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.