Tag Archives: giao tiếp tiếng anh

Phỏng vấn xin việc: Quản lý tồi

“Tell me about the worst manager you ever had.”

“Hãy kể về quản lý tồi nhất mà bạn từng có.”

Cũng giống như việc học hỏi từ một quản lý tốt, bạn cũng nên học hỏi từ những quản lý tệ. Khi trình bày lý do vì sao quản lý của bạn lại làm không tốt, hãy nói rõ rằng bạn đã rút ra bài học để không làm việc như họ.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Quản lý tốt

“Tell me about the best manager you ever had.”

“Hãy kể về quản lý tốt nhất mà bạn từng có.”

Câu hỏi này chủ yếu muốn tìm hiểu xem bạn coi trọng điều gì ở một nhà quản lý. Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là giải thích một chút về người quản lý và liệt kê những điều mà bạn coi trọng ở họ. Bạn cũng nên nói thêm rằng mình đã học được cách trở thành một quản lý tốt nhờ kinh nghiệm của bạn khi làm việc với người quản lý đó.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Công việc ưa thích

“What was your favorite job?”

“Công việc ưa thích của bạn là gì?”

Tôi chưa bao giờ gặp phải câu hỏi này, nhưng tôi biết một số người đã gặp. Như vậy có nghĩa là ít nhất bạn cũng nên suy nghĩ về nó một chút để bạn có thể nghĩ ra một câu trả lời hay. Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là chọn một công việc giống với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn, nếu một người đang ứng tuyển vào vị trí phân tích tài chính nói rằng công việc ưa thích của họ là nhân viên kinh doanh, thì câu trả lời đó về cơ bản là vô dụng và không có bất kỳ hiệu quả gì. Thay vào đó, bạn nên nói rằng bạn thích công việc marketing mà bạn từng làm, vì bạn có đam mê với công việc đó và thực sự ưa thích nó. Rất nhiều ứng viên đã trượt vòng phỏng vấn vì thiếu nhiệt tình. Do đó, bạn hãy cho họ thấy rằng bạn yêu thích công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Triết lý quản lý

“What is your management philosophy?”

“Triết lý quản lý của bạn là gì?”

Đây cũng là một câu hỏi chỉ dành cho cấp quản lý hoặc cao hơn. Bạn có thể trả lời ngắn gọn hoặc chi tiết, song ít nhất câu trả lời của bạn phải nổi bật trong số các ứng viên. Hãy nghĩ về một điều mà bạn thường làm với tư cách một quản lý mà bạn cho rằng đó là một triết lý hay.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Công việc gần đây (P. 2)

“Tell me about your last position? What did you do and how did you do it? Include the people you worked for and the people you worked with.”

“Hãy kể cho tôi nghe về vị trí công việc gần đây nhất của bạn? Bạn đã làm gì và đã làm việc đó như thế nào? Hãy kể về cấp trên và những người làm việc cùng bạn.”

Câu hỏi này hay hơn so với câu hỏi về ba vị trí gần đây nhất. Nó thẳng thắn hơn và tập trung vào những thông tin về vị trí gần đây nhất. Câu hỏi bạn nhận được có thể sẽ không chi tiết như vậy, mà có thể chỉ là “Hãy kể cho tôi nghe về vị trí công việc gần đây nhất của bạn.” Nhưng bạn có thể dùng những câu hỏi còn lại như một dàn ý để trả lời. Bạn nên kể về những gì bạn đã làm, bạn đã làm những điều đó như thế nào, bạn làm việc trong nhóm ra sao, bạn đã học được điều gì, bạn làm việc có tốt không, vân vân.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Công việc gần đây (P. 1)

“Tell me about your last three positions?”

“Hãy kể về 3 vị trí công việc gần đây nhất của bạn?”

Loại câu hỏi này thường được những người phỏng vấn không muốn động não mà chỉ muốn nghe bạn độc thoại một lúc. So với câu hỏi này, người phỏng vấn nên tách riêng từng vị trí công việc và lần lượt hỏi về từng vị trí một. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi này, nên bạn vẫn nên chuẩn bị trước câu trả lời. Bạn có thể biến hạn chế của câu hỏi thành lợi thế cho bản thân. Nếu bạn không có nhiều thành tích khi làm việc ở vị trí công việc thứ hai, bạn có thể chỉ đưa ra một nhận xét ngắn gọn về nó và dành nhiều thời gian để nói về hai vị trí còn lại. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ trong câu trả lời chi tiết, nhưng trước hết hãy cùng xem xét một số câu trả lời ngắn gọn trước.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Góp ý từ cấp trên

“During your performance reviews, what criticism do you hear the most?”

“Trong những lần đánh giá năng lực làm việc, bạn thường nhận được lời góp ý gì?”

Câu trả lời này chủ yếu dành cho những người có kinh nghiệm làm việc. Nếu vừa tốt nghiệp đại học, bạn sẽ không gặp phải câu hỏi này. Khi trả lời câu hỏi này, bạn không nên đề cập tới một điểm yếu nghiêm trọng nào. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ về một điều gì đó không quá tệ. Dưới đây là những đánh giá tôi thường nhận được từ cấp trên, và đây là cách tôi trả lời câu hỏi này.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Bắt đầu lại sự nghiệp

“If you could start your career over again, what would you do differently?”

“Nếu có thể bắt đầu lại sự nghiệp của mình, bạn sẽ thay đổi điều gì?”

Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố. Nếu chuyên ngành đại học của bạn khác với lựa chọn nghề nghiệp của bạn, thì bạn có thể trả lời rằng bạn sẽ chọn một chuyên ngành khác để chuẩn bị cho lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Còn nếu bạn bắt đầu sự nghiệp ở một công ty nhỏ và không có nhiều cơ hội, bạn có thể nói rằng bạn sẽ bắt đầu sự nghiệp ở một công ty lớn hơn. Câu hỏi này không quan trọng lắm, nên bạn chỉ cần trả lời bình thường là đủ.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Chi vượt ngân sách

“Hãy nói về một lần bạn chi tiêu vượt quá ngân sách cho phép.”

Chi tiêu vượt quá ngân sách là một dấu hiệu không tốt. Điều này có thể cho thấy rằng bạn là người thiếu tổ chức, lên kế hoạch không tốt, hoặc không giỏi về tài chính. Do đó khi nghĩ về câu trả lời, bạn hãy đưa ra một lý do tích cực và hợp lý cho quyết định của mình. Dưới đây là một ví dụ về những gì tôi vừa trình bày.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Thương vụ thành công

“Hãy kể cho tôi về một thương vụ thành công của bạn.”

Câu hỏi này cũng giống như câu “Với bạn, một thương vụ thành công có nghĩa là gì?” Bạn có thể thay đổi câu chữ một chút và sử dụng cùng một câu trả lời cho cả hai câu hỏi. Điểm mấu chốt của câu hỏi này là giải thích như thế nào là một thương vụ thành công, và đưa ra một ví dụ tốt về một thương vụ thành công do bạn thực hiện.

Continue reading