Tag Archives: ngôn ngữ học

Sự mơ hồ ngôn ngữ: Một lời nguyền và một phước lành (P.7)

KẾT LUẬN

Ngôn ngữ không thể tồn tại mà không có sự mơ hồ; yếu tố được xem như một lời nguyền và một phước lành qua các thời đại.

Vì không có một “chân lý” và không có sự tuyệt đối nào, chúng ta chỉ có thể dựa vào những chân lý tương đối của những nhóm người cố gắng trả lời những câu hỏi họ đặt ra và đáp ứng nhu cầu tồn tại trong hệ thống văn hóa của riêng họ.

Continue reading

Sự mơ hồ ngôn ngữ: Một lời nguyền và một phước lành (P.6)

Sự mơ hồ và ngôn ngữ học máy tính

Ngôn ngữ học máy tính có hai mục tiêu: Cho phép máy tính được sử dụng như công cụ hỗ trợ trong phân tích và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, và để hiểu hơn về cách con người xử lý ngôn ngữ tự nhiên thông qua tương tự với máy tính.

Một trong những vấn đề lớn nhất trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên là sự mơ hồ. Hầu hết chúng ta không nhận ra sự mơ hồ bởi chúng ta biết cách giải mã chúng bằng ngữ cảnh và kiến thức của mình về thế giới. Nhưng các hệ thông máy tính không có hiểu biết này, và do đó không thể làm tốt việc tận dụng ngữ cảnh. (16)

Vấn đề về sự mơ hồ nảy sinh bất cứ khi nào máy tính làm việc với ngôn ngữ con người, như khi một máy tính trên Internet thu thập thông tin về những ý nghĩa khác của cụm từ được tìm kiếm, những ý nghĩa mà chúng ta không quan tâm đến. Trong dịch thuật máy, máy tính gần như không thể phân biệt những nghĩa khác nhau của một từ tiếng Anh được biểu hiện bằng những từ rất khác nhau trong ngôn ngữ đích. Vì vậy mọi nỗ lực chỉ sử dụng máy tính để xử lý ngôn ngữ của con người đã nhiều lần thất bại vì khả năng xử lý tính đa nghĩa của máy tính còn hạn chế.

Nỗ lực giải quyết vấn đề sự mơ hồ tập trung vào hai giải pháp tiềm năng: dựa vào kiến thức, và các hệ thống thống kê. Trong cách tiếp cận dựa trên kiến thức, các nhà phát triển hệ thống phải mã hóa một lượng lớn kiến thức về thế giới và phát triển các quy trình để sử dụng trong xác định ý nghĩa văn bản.

Ngược lại, cách tiếp cận thống kê lại đòi hỏi một lượng lớn ngữ liệu chú thích. Các nhà phát triển hệ thống sau đó viết các quy trình tính toàn đa số những khả năng có thể nhất của sự mơ hồ, dựa trên từ hay loại từ cũng như các điều kiện dễ xác định khác.

Thực tế là đến nay vẫn không có hệ thống máy tính nào có thể xác định được ý nghĩa được chủ định của những từ ngữ trong diễn ngôn.  Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề đa nghĩa là rất quan trọng và vì thế những nỗ lực này vẫn sẽ được thực hiện. Tôi tin rằng khi đạt được mục tiêu này, chúng ta sẽ tiến gần hơn tới chiếc Chén thánh của khoa học máy tính: trí tuệ nhân tạo. Từ giờ cho tới lúc đó, vẫn còn rất nhiều điều về ngữ cảnh, đặc biệt là ngữ cảnh ngôn ngữ chúng ta cần dạy cho máy tính.

Sự mơ hồ ngôn ngữ: Một lời nguyền và một phước lành (P.5)

Sự mơ hồ và phân tâm học

Phân tâm học và ngôn ngữ

Trong cuốn sách “Neurotic Family Novel”, Signumd Freud đã đề cập đến giá trị của sự thật lịch sử qua những cách diễn đạt rời rạc. Do trí nhớ tương phản với sự lãng quên; mục tiêu là viết lại lịch sử, tương tự như công việc của nhà khảo cổ, bắt đầu bằng những chữ tượng hình để giải mã một kỷ nguyên. (17)

Continue reading

Sự mơ hồ ngôn ngữ: Một lời nguyền và một phước lành (P.4)

LÀM VIỆC VỚI TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ

Sự mơ hồ và văn học

Sự mơ hồ ngôn ngữ

Chúng ta có xu hướng nghĩ về ngôn ngữ như một phương tiện rõ ràng và theo nghĩa đen để giao tiếp chính xác các tư tưởng và suy nghĩ. Nhưng ngay cả khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ theo nghĩa đen, hiểu lầm vẫn phát sinh và ý nghĩa vẫn có thể thay đổi. Mọi người có thể cố ý hoặc vô ý tạo ra sự mơ hồ. Tuy nhiên, khi ai đó sử dụng một câu hay cách diễn đạt có khả năng tạo sự mơ hồ, thường thì ý định của họ chỉ là diễn đạt một ý duy nhất. Như chúng ta đã biết, hầu hết các từ có nghĩa biểu đạt, tức là phần nghĩa rõ ràng, và nghĩa liên tưởng, tức là nghĩa ẩn. Ngoài ra, chúng ta thường sử dụng từ ngữ theo những cách tu từ. Mặc dù ngôn ngữ tu từ thường được dùng trong thơ ca và văn học tưởng tượng hơn, nhưng chúng cũng khá phổ biến trong lời nói hàng ngày.

Continue reading

Sự mơ hồ ngôn ngữ: Một lời nguyền và một phước lành (P.3)

Các phép tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phóng dụ, đồng nghĩa, đồng âm, cùng chữ cái nghịch lý

Đây chỉ là một số phép tu từ trong ngôn ngữ, cung cấp những khái niệm hữu ích để hiểu sự mơ hồ ngôn ngữ.

Ngôn ngữ học

Ẩn dụ:Phép tu từ này đề cập đến nghĩa bóng của từ, mệnh đề hay câu. Ẩn dụ là hiện tượng rất phổ biển; trên thực tế mọi từ vựng trừu tượng đều có tính ẩn dụ. Ẩn dụ là phép so sánh ngầm hai sự vật. (Ví dụ: “blanket of stars”[bầu trời đầy sao], “out of the blue”[sự kiện xảy ra bất chợt])

Continue reading

Sự mơ hồ ngôn ngữ: Một lời nguyền và một phước lành (P.2)

Nghĩa biểu đạt, nghĩa liên tưởng, ngụ ý

Nghĩa biểu đạt :Đây là trung tâm ý nghĩa của một từ, và là nghĩa được ghi trong từ điển. Vì thế, đôi khi nó được gọi là nghĩa nhận thức  hoặc nghĩa tham chiếu. Có những từ vựng có nhiều hơn hoặc ít hơn một nghĩa biểu đạt (“sun” – mặt trời, chỉ ngôi sao gần nhất), nhưng những trường hợp này khá hiếm. Hầu hết nghĩa của từ thay đổi theo thời gian. Nghĩa biểu đạt của từ “silly” (ngớ ngẩn) ngày nay không giống như hồi thế kỷ 16. (11) Khi đó, từ “silly” có nghĩa là “hạnh phúc” (happy) hoặc “trong sáng” (innocent).

Continue reading

Sự mơ hồ ngôn ngữ: Một lời nguyền và một phước lành (P.1)

GIỚI THIỆU

Bất chấp thực tế rằng sự mơ hồ ngôn ngữ là một phần thiết yếu của ngôn ngữ, nó thường được coi là một trở ngại có thể bỏ qua, hoặc một vấn đề cần giải quyết để giúp mọi người hiểu nhau hơn. Thực tế thì, khi được nhìn nhận như một vấn đề, sự mơ hồ này vẫn có giá trị của riêng nó. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự mơ hồ ngôn ngữ cũng có thể được hiểu là sự minh họa cho tính phức tạp của bản thân ngôn ngữ.

Sự mơ hồ trong ngôn ngữ học
Để khởi đầu, tôi sẽ xem xét một số định nghĩa về “sự mơ hồ”. Bằng cách định nghĩa “mơ hồ từ vựng và mơ hồ cấu trúc”, “nghĩa biểu đạt, nghĩa liên tưởng và ngụ ý”, cũng như các phép tu từ như ẩn dụ và phúng dụ, tôi sẽ tìm cách thiết lập một cơ sở mà dựa vào đó mơ hồ ngôn ngữ có ý nghĩa.

Continue reading

Tầm quan trọng của tiếp xúc ngôn ngữ trong dịch thuật

Ngày nay, chúng ta nhìn chung cho rằng những quốc gia khác nhau sử dụng ngôn ngữ khác nhau.  Một số quốc gia có một ngôn ngữ chính được sử dụng rộng rãi khắp cả nước, ví dụ như ở Mỹ, tiếng Anh là ngôn ngữ chủ đạo. Tuy nhiên, ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhiều ngôn ngữ được sử dụng song song trong cùng một quốc gia. Thụy Sĩ là một ví dụ: tại đây, người dân sử dụng cả 4 ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Romansh.

Continue reading

Ba cách tiếp cận dịch vụ dịch thuật mới qua nghiên cứu ngôn ngữ học

Dịch vụ dịch thuật rất cần nhận thức về nghiên cứu ngôn ngữ học, môn khoa học mô tả và giải thích bản chất của ngôn ngữ loài người. Ngôn ngữ học nghiên cứu rất nhiều khía cạnh, bao gồm các ngôn ngữ trên thế giới có điểm gì chung, và chúng khác nhau như thế nào.  Ngôn ngữ học cũng xem xét phương ngữ và diễn ngôn, và có thể được nghiên cứu bằng hai cách tiếp cận: hình thức và chức năng.

 

Continue reading

Mối quan hệ giữa dịch thuật và từ nguyên học

Từ “từ nguyên” (etymology) xuất phát từ tiếng Hy Lạp: “etymon” có nghĩa là “đúng nghĩa” và “logia” có nghĩa là “nghiên cứu”. Tuy nhiên, từ nguyên không có nghĩa là việc nghiên cứu ý nghĩa thực sự của từ. Thay vào đó, nó đề cập đến nghiên cứu lịch sử về sự hình thành một từ ngữ cụ thể, và rất có ích với việc cung cấp dịch vụ dịch thuật.

Continue reading