Ngày nay, chúng ta nhìn chung cho rằng những quốc gia khác nhau sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Một số quốc gia có một ngôn ngữ chính được sử dụng rộng rãi khắp cả nước, ví dụ như ở Mỹ, tiếng Anh là ngôn ngữ chủ đạo. Tuy nhiên, ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhiều ngôn ngữ được sử dụng song song trong cùng một quốc gia. Thụy Sĩ là một ví dụ: tại đây, người dân sử dụng cả 4 ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Romansh.
Tag Archives: phương pháp dịch
Hình thái học và tầm quan trọng trong dịch thuật
Hình thái học và tầm quan trọng trong dịch thuật
Hình thái học là gì?
Một trong những nhánh nghiên cứu của ngôn ngữ học là hình thái học, tức là nghiên cứu về sự hình thành từ. Chúng ta có thể nghĩ rằng một từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, nhưng thường thì, một từ có thể được chia thành hai hoặc nhiều đơn vị nhỏ hơn. Lấy ví dụ, từ “nhỏ nhất”. Bạn sẽ thấy nó có hai phần, “nhỏ” và “nhất”. Trong bất kỳ ngôn ngữ nào, nhiều từ được cấu tạo từ nhiều đơn vị và mỗi đơn vị này được gọi là một hình vị.
Quản lý danh sách thuật ngữ và tránh các lỗi sai dịch thuật
Quản lý danh sách thuật ngữ và tránh các lỗi sai dịch thuật
Nhiều người cho rằng danh sách thuật ngữ chỉ bao gồm những thuật ngữ cực kỳ khó cần phải dùng thống nhất trong cả quá trình dịch. Về cơ bản quan niệm này là đúng, nhưng danh sách thuật ngữ có thể giúp ích rất nhiều cho dịch giả, nhất là khi những từ “dễ” được dùng thường xuyên trong bản dịch xuất hiện trong bản dịch. Lý do là vì danh sách thuật ngữ còn được dùng để tránh các lỗi sai.
Quy trình, chiến lược và phương pháp dịch
Quy trình, chiến lược và phương pháp dịch
tác giả Mahmoud Ordudari
Tóm lược
Dịch các khái niệm đặc trưng văn hóa (culture-specific concepts – CSC) nói chung và những lời ám chỉ nói riêng có lẽ là một trong số những nhiệm vụ khó khăn nhất mà một dịch giả phải thực hiện; nói cách khác, những lời ám chỉ là những vấn đề tiềm tàng của quá trình dịch thuật vì ám chỉ luôn kèm theo những nét nghĩa và ngụ ý trong ngôn ngữ gốc (Source language – SL) và nền văn hóa ngoài nước (Foreign culture – FC) nhưng không nhất thiết có trong ngôn ngữ đích (Target language – TL) và trong nền văn hóa trong nước. Để xử lý các CSC và những lời ám chỉ, ta có thể áp dụng một số quy trình và chiến lược dịch nhất định.
Nghiên cứu này nhắm tới việc xem xét liệu có điểm giống nhau nào giữa những quy trình và chiến lược này hay không, và xác định xem quy trình và chiến lược nào có thể có hiệu quả hơn những quy trình và chiến lược khác.
Từ khóa: Ám chỉ, khái niệm đặc trưng văn hóa, tên riêng, SL, TL.