Phỏng vấn xin việc: Làm gì khi có quá nhiều việc để làm?

Phỏng vấn xin việc: Làm gì khi có quá nhiều việc để làm?

“What do you do when there are too many things to do?”

“Bạn làm gì khi có quá nhiều việc để làm?”

Khi quá bận rộn, việc dành thời gian để tổ chức lại và đánh giá ưu tiên công việc là rất quan trọng. Có nhiều người chỉ cố gắng làm việc nhanh hơn, nhưng điều đó không có hiệu quả lắm. Lên kế hoạch và làm việc một cách thông minh hơn là biện pháp tốt nhất khi bận rộn.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Làm gì khi không có việc làm?

Phỏng vấn xin việc: Làm gì khi không có việc làm?

“What do you do when there is no work to do?”

“Bạn sẽ làm gì khi không có việc để làm?”

Người phỏng vấn muốn biết bạn là loại người gì. Bạn là một người bận rộn luôn tìm kiếm công việc, hay là một người lười nhác chỉ làm những việc được giao? Câu hỏi này sẽ xác định được điều đó, do vậy hãy đảm bảo rằng câu trả lời bạn đưa ra cho thấy thói quen làm việc tích cực.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Bất đồng ý kiến với sếp

Phỏng vấn xin việc: Bất đồng ý kiến với sếp

“Tell me about a time you had a big disagreement with your boss. What did you do and what was the outcome?”

“Hãy kể với tôi về một lần bạn bất đồng ý kiến với sếp. Bạn đã làm gì và kết quả ra sao?”

Đây là một câu hỏi theo dạng ‘hãy kể với tôi’. Bạn sẽ phải nghĩ ra ví dụ cho riêng mình. Những ý bạn cần đưa vào câu trả lời nên cho thấy rằng bạn đã giao tiếp đúng mực, thực hiện những hành động cần thiết, và mọi việc kết thúc một cách tốt đẹp. Việc không đồng ý với cấp trên là một việc hoàn toàn tự nhiên. Điều quan trọng là bạn phản ứng như thế nào khi bất đồng ý kiến. Hãy cho người phỏng vấn biết rằng bạn có thái độ rất chuyên nghiệp trước những bất đồng.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Giải thích về việc liên tục thay đổi công việc

Phỏng vấn xin việc: Giải thích về việc liên tục thay đổi công việc

“How do you explain the fact that you frequently change jobs? I see that you haven’t stayed with a company for more than 2 years.”

“Bạn giải thích thế nào về việc bạn thường xuyên thay đổi công việc? Tôi thấy rằng bạn chưa từng ở lại công ty nào quá 2 năm.”

Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn phải thuyết phục được họ rằng bạn có ý định làm việc lâu dài với họ. Đây không phải là câu hỏi để họ tìm hiểu xem bạn biết gì hay quan điểm của bạn là như thế nào, mà đây chỉ là một vấn đề họ quan tâm và bạn cần phải nói tới. Kỹ năng thuyết phục của bạn là điều cần thiết để bạn trả lời câu hỏi này. Nhưng nếu bạn không thể tỏ ra thuyết phục, hãy từng bước một đưa ra những thông tin để dẫn tới kết luận rằng nếu họ tuyển dụng bạn, bạn sẽ ở lại lâu dài với công ty.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Xử lý bất đồng

Phỏng vấn xin việc: Xử lý bất đồng

“How do you handle conflict?”

“Bạn xử lý bất đồng như thế nào?”

Đây là một câu hỏi khái quát. Câu hỏi không nói tới việc bất đồng này xuất phát từ bản thân bạn, là bất đồng với người khác, bất đồng về lịch làm việc, hay bất đồng với những thay đổi ở cơ quan. Nếu muốn, bạn có thể hỏi thêm để làm rõ câu hỏi. Nhưng nếu muốn trả lời chung chung, bạn có thể nghĩ ra một câu trả lời sao cho phù hợp với mọi loại bất đồng.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Vấn đề với đồng nghiệp

Phỏng vấn xin việc: Vấn đề với đồng nghiệp

“What do you do when you have a problem with a co-worker?”

“Bạn sẽ xử lý ra sao khi gặp vấn đề với một đồng nghiệp?”

Thường thì nếu giữa hai đồng nghiệp có vấn đề, họ sẽ chỉ thù ghét lẫn nhau và cố gắng trở nên tốt hơn người kia. Bạn không thể trả lời như vậy, vì đây không phải là cách xử lý đúng. Bạn có thể nói rằng bạn nghĩ vấn đề phải được giải quyết, và đối với đồng nghiệp thì mọi việc càng khó khăn hơn, vì sự cạnh tranh chắc chắn sẽ gây trở ngại. Cùng với đó, bạn có thể nói rằng bạn sẽ cố gắng thỏa hiệp để cải thiện mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Vấn đề với công việc

Phỏng vấn xin việc: Vấn đề với công việc

“What do you do when you have a problem with your job?”

“Bạn làm gì khi gặp phải vấn đề với công việc?”

Chẳng ai muốn làm việc khi gặp phải vấn đề với công việc cả. Bạn có thể ghét nó, hoặc cảm thấy quá mệt mỏi và bận bịu. Dù là vì lý do gì, tốt nhất bạn nên thể hiện rằng bạn sẽ cố gắng tìm ra vấn đề và có những biện pháp giải quyết.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Vấn đề với cấp trên

Phỏng vấn xin việc: Vấn đề với cấp trên

“What do you do when you have a problem with your boss?”

“Bạn xử lý ra sao khi gặp phải vấn đề với cấp trên?”

Với tôi, câu hỏi này dễ dàng hơn một chút vì hầu hết cấp dưới của tôi đều rất dễ ưa. Tôi có thể dễ dàng kể với quản lý về các vấn đề của mình, vì vị trí của họ là phải chấp nhận lắng nghe vấn đề của bạn. Do đó, trong trường hợp này, tôi sẽ trả lời bằng cách thể hiện tính thật thà.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Vấn đề với cấp dưới

Phỏng vấn xin việc: Vấn đề với cấp dưới

“What do you do when you have a problem with a direct?”

“Bạn làm gì khi gặp phải vấn đề với cấp dưới?”

Đây là một câu hỏi thường chỉ dành cho vị trí quản lý. Bạn có thể trả lời câu hỏi này theo nhiều cách, nhưng bạn nên thể hiện rằng bạn là người có trách nhiệm và bạn biết cách giải quyết những vấn đề loại này.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Xử lý khó khăn khi giải quyết vấn đề

Phỏng vấn xin việc: Xử lý khó khăn khi giải quyết vấn đề

“What do you do when you’re having difficulty solving a problem?”

“Bạn làm gì khi gặp phải khó khăn trong giải quyết một vấn đề nào đó?”

Có rất nhiều cách để tiếp cận câu hỏi này, do đó cũng sẽ có rất nhiều câu trả lời đúng. Bạn chỉ cần nhớ giải thích lý do cho từng bước làm của mình là được.

Continue reading